Nguyên nhân làm website load chậm có thể là chủ quan hoặc khách quan. Khi website load chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến người dùng và các công cụ tìm kiếm. Để hiểu sâu hơn vấn đề này mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến website load chậm và cách giải quyết
Giao diện website sử dụng nhiều chức năng
Nguyên nhân
Khi bạn thiết kế website bạn đưa ra rất nhiều yêu cầu và chức năng. Tuy nhiên có những chức năng không dùng đến sẽ làm ảnh hưởng đến tốc độ tải trang của website.
Website tải chậm có thể do giao diện chưa hợp lý. Có thể do bạn thích website nhiều hình ảnh, nhiều hiệu ứng và nhiều thông tin hiển thị. Khi đó website khi load sẽ tải ra rất nhiều yêu cầu làm website load chậm.
Giải pháp
Bạn có thể yêu cầu bên thiết kế website loại bỏ các chức năng thừa. Đồng thời tối ưu lại code để giúp website nhẹ hơn. Hay có thể sử dụng một giao diện khác đã được tối ưu rồi.
Giảm bớt các thông tin hiển thị trên trang, chỉ để lại những thông tin cốt lõi. Mục đích là làm giảm bộ khung website.
Ví dụ: website về lĩnh vực máy tính. Ở trang chủ website hiển thị rất nhiều thông tin như: Banner chính, banner phụ, popup, danh mục sản phẩm laptop, danh mục desktop, Cấu hình game, cấu hình văn phòng, tin tức, chia sẻ…
Khi vào website chắc chắn một điều website load chậm hơn nhiều so với website chỉ đưa ra các thông tin như: banner, danh mục laptop, danh mục desktop, tin tức, đối tác.
Website chậm do có nhiều quảng cáo, hình ảnh có dung lượng lớn
Nguyên nhân
Đặt quảng cáo trên website được nhiều doanh nghiệp thực hiện, bởi nó đem lại hiệu quả kinh doanh khá lớn. Nhưng khi lạm dụng quá không sẽ làm người dùng cảm thấy khó chịu. Hơn nữa là ảnh hưởng đến thời gian load website của bạn lâu.
Sử dụng kích thước hình ảnh quá lớn so với kích thước cần thiết trên website. Nó là một trong những nguyên nhân chính là tăng thời gian tải web.
Ví dụ: Kích thước ảnh giới thiệu công ty có độ phân giải 600×400. Tuy nhiên bạn sử dụng kích thước 1800×1200 đưa và phần giới thiệu đó. Khi đó kích thước ảnh lớn làm dung lơn ảnh tăng, dẫn đến website load chậm.
Giải pháp
Do đó khi quyết định chèn quảng cáo trên nội dung website. Bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng để chọn lọc ra những mẫu quảng cáo tốt nhất.
Trên website chỉ cần để từ 2 đến 3 mẫu quảng cáo là hợp lý. Nên tối ưu các mẫu quảng cáo sao cho nhẹ nhất. Lưu ý không nên chèn quảng cáo Pop-up nhiều, bởi nó khá nặng sẽ làm cho trang load lâu hơn.
Khi sử dụng hình ảnh bạn nên tối ưu trước khi đưa lên. Nếu hình ảnh đưa lên có dung lượng quá lớn làm cho web chậm chạp, ì ạch.
Do đó cần giảm bớt dung lượng hình ảnh thấp nhất có thể. Làm sao giữ được độ nét và truyền tải được thông tin. Để giảm dung lượng hình ảnh và chất lượng tốt thì chúng tôi hay sử dụng https://tinypng.com/ cho hiệu quả rất cao.
Các file JavaScript và CSS không được nén làm ảnh hưởng đến tốc độ website
JavaScript hay JS làm tăng tính tương tác trên website. Còn CSS (Cascading Style Sheets) là một ngôn ngữ trên website được sử dụng để tìm và định dạng lại các phần tử.
Nguyên nhân
Bạn sử dụng nhiều file CSS và không tối ưu. Nó sẽ làm website tốn dung lượng vừa mất thời gian phân tích cú pháp. Khí đó website sẽ chậm đi khá nhiều.
Khi sử dụng jQuery & JavaScript thì website sẽ mất thời gian để thực thi. Nếu bạn sử dụng nhiều kết nối API để hiển thị dữ liệu. Điều đó dẫn đến chậm đáng kể trong khi tải các trang web.
Giải pháp
Nếu nhiều file CSS hay JS bạn nên gộp vào một file. Mục đích là khi bạn yêu cầu truy cập vào website, sẽ có ít request gửi đến hosting. Từ đó làm tăng tốc độ website. Trong trường hợp này bạn cần sự hỗ trợ của các lập trình viên nhé.
Hoặc nếu các lệnh CSS hay JS có nhiều lệnh thừa, không dùng đến. Bạn nên cân nhắc xóa chúng đi để trọng lượng file của bạn tối ưu hơn.
Đặc biệt để giảm dung lượng file CSS và JS bạn có thể dùng các công cụ online như: https://www.minifier.org/, https://www.websiteplanet.com/vi/webtools/jscssminifier/.. để nén file.
Trường hợp website của bạn được thiết kế trên nền tảng wordpress. Thì bạn có thể sử dụng một số plugin tối ưu hóa như WP-Rocket, Autoptimize, Swift Performancem Litespeed cache plugin…
Sử dụng quá nhiều tài nguyên, công cụ từ bên thứ ba làm website chậm
Khi bạn kiểm tra 2 trang trong đó 1 trang có nhúng video YouTube và một trang không trên cùng một website. Đo tốc độ web bằng Google PageSpeed Insights. Trang có nhúng video youtube sẽ chậm hơn trang không nhúng.
Ngoài ra bạn có thể thêm công cụ bên thứ ba hay nhúng đoạn mã bên thứ ba. Khi sử dụng công nghệ này bạn có thể nhúng nhiều loại như: mạng xã hội, mã theo dõi truy cập, mã chia sẻ….
Nguyên nhân
Khi bạn nhúng các mã từ bên thứ ba hay mạng xã hội vào website. Website của bạn sẽ thực hiện thêm thao tác kết nối với bên thứ ba.
Khi đó website của bạn sẽ mất thêm thời gian nhận thông tin. Cộng dồn các thời gian load thông tin đó lại sẽ làm cho website load chậm.
Giải pháp
Có rất nhiều mạng xã hội như: Facebook, Instagram, Twitter, Pinterest, Whatsapp.. Do đó bạn nên cân nhắc theo kế hoạch marketing để chọn mạng xã hội phù hợp với chiến lược phát triển.
Đối với các mã theo dõi thì chọn một mã thông dụng nhất như Google Analytics. Với với các tương tác để chat, video bạn có thể tối ưu bằng cách thay vào bằng hình ảnh.
Ví dụ: Khi mình đưa video vào trang giới thiệu của web công ty A. Bình thường hay nhúng mã video vào trang đó luôn. Tuy nhiên để tối ưu tốc độ mình đưa vào đó một hình ảnh, khi người dùng kích vào để xem, nó sẽ nhảy sang tab mới có video trên youtube. Khi đó website đã không mất nhiều thời gian để xử lý các liên kết với bên thứ ba rồi.
Hosting chất lượng không đảm bảo yêu cầu
Hosting là một trong những yếu tố căn bản ảnh hưởng đến tốc độ load website. Nếu bạn sử dụng một hosting không đảm bảo yêu cầu. Dù bạn đã tối ưu các yếu tố căn bản ở trên tốt rồi website vẫn load chậm.
Do đó bạn cần tìm kiếm một hosting chất lượng và có uy tín. Từ đó nền móng website của bạn đã chắc thì chắc chắn một điều website của bạn sẽ cải thiện tốc độ load trang.
Những nguyên nhân chuyên sâu ảnh hưởng đến tốc độ load website
Không cache và tối ưu dữ liệu cho tốc độ website
Cache (bộ nhớ đệm) là một giải pháp hiệu quả nhất để tăng tốc độ load cho blog/ website. Ngoài việc cache dữ liệu trên hosting mà cần thiết lập cache trên trình duyệt của người dùng (browser cache).
Quá trình cache trên trình duyệt sẽ giúp web load nhanh hơn. Bởi những dữ liệu như JS, CSS, hình ảnh… không phải tải lại trong những lần tiếp theo (với truy vấn tương tự).
Mặt khác CPU trên hosting cũng được giảm những truy vấn không cần thiết. Do đó mình khuyên các bạn nên tính năng cache CSS, JS, HTML, hình ảnh… cho blog/website của mình.
Ví dụ: Website của mình khi các bạn vào lần đầu. Các bạn sẽ thấy nó load lâu đó, nhưng sau khi thoát ra và vào lại. Bạn sẽ cảm thấy nó rất nhanh mà vẫn hiện hết các thông tin, hình ảnh, hiệu ứng. Bởi khi vào lần đầu, trên trình duyệt của bạn đã lưu cache rồi đó.
Không sử dụng dịch vụ CDN
CDN (Content delivery network) là giải pháp cao cấp có phí giúp tăng tốc độ tải trang. Cơ chế hoạt động của CDN sẽ là tự động phân phối tài nguyên được lưu tại các trung tâm dữ liệu. Khi có truy cập website của bạn sẽ dễ dàng, diễn ra nhanh chóng.
Trong trường hợp bạn mua hosting tại Việt Nam mà khách truy cập tại Mỹ thì hoạt động vẫn diễn ra bình thường. Còn nếu bạn không sử dụng dịch vụ CDN thì lúc truy cập ở mỹ sẽ chậm hơn so với ở Việt Nam.
Không tối ưu database cho website
Website trải qua quá trình sử dụng và hoạt động. Tất cả các thông tin, hoạt động được lưu trữ trên database. Nếu bạn không định kỳ kiểm tra và xóa bỏ những thông tin thừa sẽ làm dữ liệu cồng kềnh ảnh hưởng đến tốc độ load website.
Vì vậy, bạn cần kiểm tra cơ sở dữ liệu định kỳ, xóa bỏ những dữ liệu không sử dụng đến. Từ đó khi website của bạn hoạt động sẽ không bị những thông tin không sử dụng đến làm ảnh hưởng đến tốc độ website.
Trường hợp website của bạn thiết kế bằng wordpress. Bạn có thể dùng một số plugin tối ưu database như: Advanced Database Cleaner, WP-Optimize, WP-DBManager…
Tóm tắt
Sau khi tìm hiểu qua những chia sẻ ở trên, bạn đã hiểu những nguyên nhân website load chậm. Trường hợp website của bạn có tốc độ load chậm thì bạn hoàn toàn có thể xử lý cơ bản rồi đó. Trong trường hợp bạn muốn xử lý nâng cao có thể nhờ đến các chuyên gia hỗ trợ bạn.
Xin cảm ơn các Anh/Chị đã tham khảo bài viết website load chậm của Webaoe. Nếu có chỗ nào còn thiếu sót, xin các Anh/Chị góp ý ở phía dưới để hoàn thiện bài viết hơn.