Plugin WooCommerce hỗ trợ WordPress thành website bán hàng chuyên nghiệp. Với sự tiện dụng và các tính năng độc đáo, hỗ trợ hoàn hảo cho cá nhân kinh doanh. Ngoài Plugin WooCommerce ra còn nhiều plugin khác hỗ trợ biến WordPress thành website bán hàng.
Plugin hỗ trợ – Woocommerce
Đây chính là chìa khóa biến WordPress từ blog trở thành một website bán hàng. Ngoài ra còn có plugin khác cũng hỗ trợ để wordpress làm website bán hàng.
Tuy nhiên chỉ cần nghĩ đến làm website bán hàng lựa chọn duy nhất hiện lên đó là Woocommerce. Với mức độ phổ biến, chuyên nghiệp và được update liên tục.
Lượng lớn các Themes bán hàng từ WordPress đều dùng plugin Woocommerce. Mặt khác các plugin sau này mình chia sẻ đa phần đều là plugin hỗ trợ của Woocommerce. Bạn hoàn toàn có thể bán đủ các loại sản phẩm bằng woocommerce như bán sản phẩm, bán ebook, sản phẩm số,…
Một số đơn vị vận chuyển và thanh toán của Việt Nam cũng hỗ trợ kết nối với Woocommerce như Giaohangtietkiem, Giao hàng nhanh, Onepay, VTCpay
Plugin hỗ trợ – Yoast SEO
Yoast SEO là một plugin hỗ trợ tối ưu SEO mà hầu như các website wordpress đều sử dụng. Giúp Seoer chỉnh sửa Title, thẻ Meta, Link, Sitemap, … Yoast SEO sẽ chấm điểm và hiển thị gợi ý để bạn chỉnh sửa lại nội dung trang của mình để chuẩn SEO onpage hơn.
Ngoài tối ưu cho các trang, bài viết thì Yoast SEO còn giúp bạn chỉnh sửa các thẻ ở danh mục, tag, …
Và rất nhiều tính năng khác giúp bạn không cần lo lắng về SEO onpage. Bạn chỉ cần dùng phiên bản miễn phí là có đủ các chức năng cơ bản cho bạn dùng rồi.
WooCommerce Checkout Manager
Plugin Woocommerce sẽ có rất nhiều các trường để khách hàng nhập thông tin mua hàng. Nhưng ở nước ta người mua hàng đa phần ngại và chỉ cần nhanh. Nên plugin này sẽ giúp bạn xóa bớt đi các trường không cần thiết và sắp xếp chúng sao cho hợp lý.
Plugin này mình thấy rất hữu ích vì giúp tăng tỉ lệ khách đặt hàng. Đó cũng chính là mục tiêu chính của một Website bán hàng.
Plugin hỗ trợ – WP SMTP
Plugin này không dành cho Website bán hàng, nhưng nó giúp bạn gửi mail dù mail của bạn là Google, Yahoo,…
Việc cài đặt plugin này giúp bạn sẽ nhận được email báo đơn hàng từ Woocommerce khi có khách đặt hàng. Từ đó bạn có thể hỗ trợ khách hàng và tư vấn chốt sales ngay.
Chỉ cần cài đặt plugin này và cài thêm app gmail của Google trên Mobile. Bạn có thể ngay lập tức nhận được thông báo đơn hàng với đầy đủ thông tin.
WooCommerce AdWords Conversion Tracking.
Khi bạn chạy quảng cáo Adwords để thúc đẩy doanh số bán hàng. Plugin tuyệt vời này sẽ giúp bạn đo lường hiệu quả chuyển đổi của các chiến dịch. Đơn hàng đến từ quảng cáo nào, từ khóa nào và chuyển đổi được bao nhiêu tiền,…
Shopp
Đây là một plugin cao cấp cho việc sử dụng với hàng loạt những tính nổi trội. Shopp dễ dàng cài đặt và quản lý một cách chuyên nghiệp trong một số tính năng như hỗ trợ thông báo Email, tìm kiếm sản phẩm nhanh, lịch sử các đơn đặt hàng,…
Cart66 Lite
Plugin Cart66 là một e-commerce plugin khá khiêm tốn. Bạn dễ dàng bán các mặt hàng điện tử cũng như các dụng cụ thể thao.
Nó cho phép lựa chọn nhiều kênh bán hàng, hỗ trợ nhiều loại tiền tệ. Bạn có thể không chỉ bán hàng cho thị trường trong nước mà thị trường nước ngoài. Điều đó vô cùng cần thiết trong nền kinh tế hiện nay.
Plugin eShop
eShop ra đời sớm hơn các plugin khác. Với khả năng quản lý dễ dàng sản phẩm, việc liệt kê hàng hóa trở nên dễ dàng hơn khi nào hết.
Mặt khác, sản phẩm thêm cũng như tùy chỉnh thông số cũng rất dễ dàng. Nó cung cấp rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau, cũng như bao gồm cả phí vận chuyển…
Tự xây dựng thêm chức năng trên wordpress
Đối với những lập trình viên nghiệp dư hay chuyên nghiệp. Họ có khả năng tự xây dựng cho mình những chức năng riêng. Nó sẽ hỗ trợ website mà không cần dùng những chức năng có sẵn.
Còn đối với ngôn ngữ PHP và các framework thông dụng hiện nay như: Laravel, CodeIgniter, Yii, Symfony, Zend… thì những lập trình viên có thể tự xây dựng chức năng mà mình muốn làm. Họ hoàn toàn có thể tự xây dựng cho mình một phong cách riêng và sáng tạo ra những sản phẩm mới.
Ví dụ: Lập trình viên A xây dựng website bán hàng trên nền tảng CodeIgniter chẳng hạn.
- Bước 1: là anh ấy sử dụng source code mở mà https://codeigniter.com/ cung cấp cho người dùng.
- Bước 2: tiến hành cài mã nguồn lên hosting. Sau đó xây dựng các chức năng như tin tức, trang tĩnh, trang sản phẩm.
- Bước 3: anh ấy tự xây danh mục sản phẩm và chi tiết sản phẩm.
Ở phần danh mục sản phẩm thì anh ấy muốn tên sản phẩm ở trên, sau đó đến mô tả và cuối cùng là hình ảnh chẳng hạn.
Trong chi tiết sản phẩm anh ấy muốn hiển thị tất cả các chi tiết kỹ thuật của sản phẩm, sau rồi mới đền hình ảnh và mô tả ngắn cho sản phẩm….
Tóm lại
Khi thiết kế một website thương mại điện tử hay website bán hàng. Thực sự mà nói có rất rất nhiều cách để xây dựng nên. Từ xây dựng bằng web tĩnh chỉ có HTML cho đến web động có đầu đủ cơ sở dữ liệu và giao diện riêng.
Tuy nhiên mỗi cách lại có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Khi bạn dùng wordpress thì các chức năng đã có sẵn bạn chỉ cần mua hoặc sử dụng trên thư viện. Còn với những web tự xây dựng thì bạn sẽ mất nhiều thời gian để đi xây dựng các chức năng mà bạn mong muốn.
Xin cảm ơn các Anh/Chị đã tham khảo bài viết Plugin hỗ trợ WordPress của Webaoe. Nếu có chỗ nào còn thiếu sót, xin các Anh/Chị góp ý ở phía dưới để hoàn thiện bài viết hơn.