Quét mã độc website để bảo vệ trang web hiệu quả được nhiều người tin dùng

Mã độc website được tạo ra để phá hoại website, máy tính và người sử dụng. Mục đích chủ yếu mã độc là đánh cắp thông tin khách hàng, chiếm quyền kiểm soát hay đòi tiền. Vậy làm thế nào để quét mã độc website qua các công cụ hỗ trợ miễn phí hiệu quả.

Mã độc website là gì?

Mã độc – Malware/Malicious software là phần mềm hay chương trình được tạo ra nhằm mục đích phá xâm nhập quyền riêng tư. Chúng có khả năng xâm nhập bất hợp pháp vào các hệ thống, website và các thiết bị người dùng. Từ đó nó có thể ảnh hưởng đến các hoạt động trên website, đánh cắp và sử dụng tài nguyên website, thông tin người dùng và các dữ liệu khác.

Ví dụ: Vụ mã độc Ransomware tất công làm tê liệt hàng triệu hệ thống trên toàn thế giới. Những thông tin cá nhân, bí mật doanh nghiệp, đòi tiền chuộc, tống tiền v.v.. mã độc WannaCry làm các doanh nghiệp phải “đau đầu”.

Những dấu hiệu của website bị nhiễm mã độc

Những dấu hiệu của website bị nhiễm mã độc

Thực tế cho thấy các dấu hiệu website bị nhiễm mã độc là không rõ ràng. Nhiều trường hợp, chúng ta sẽ không hề biết website bị nhiễm mã độc nếu không sử dụng các công cụ phần mềm để quét. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu dễ nhận biết của website bị nhiễm mã độc sau đây:

  • Website bị xóa hoặc giao diện thay đổi.
  • Các trình duyệt có thể chặn truy cập đến website.
  • Website bị Google đưa vào danh sách blacklist.
  • Website thay đổi liên kết và chuyển hướng đến một trang web khác.
  • Lượng traffic truy cập vào website bị tăng giảm thất thường.
  • Tài khoản quản trị bị thay đổi mật khẩu. Hay sẽ có nhiều tài khoản bất thường khác được tạo thêm.
  • Một số file trên hệ thống website bị thay đổi hoặc bị xóa đi mà không phải bạn làm.
  • Website thường xuyên bị load lâu hoặc có thể bị treo không truy cập được.

Ngoài ra còn có nhiều trường hợp mã độc chỉ theo dõi và đánh cắp dữ liệu thông tin. Do đó, chúng ta cần có các giải pháp để nhận biết được mã độc này bằng các công cụ nhé!

Mời bạn xem thêm: Những PHP Framework dùng nhiều nhất hiện nay

Các công cụ quét mã độc website online

Một số công cụ giúp quét mã độc website được nhiều người tin dùng

Sucuri SiteCheck

Sucuri SiteCheck là công cụ quét mã độc website sử dụng rất phổ biến. Cơ chế hoạt động của nó là sử dụng tường lửa để phát hiện mã độc, lọc lưu lượng truy cập, kiểm tra các website đáng ngờ…

Bạn sử dụng Sucuri rất đơn giản, bạn nhập địa chỉ website của mình vào https://sitecheck.sucuri.net/. Bạn đợi một chút, Sucuri sẽ đưa ra kết quả đánh giá độ an toàn website.

Sucuri SiteCheck

VirusTotal

Công cụ VirusTotal (https://www.virustotal.com/) hỗ trợ các bạn quét mã độc qua các site, tệp tin, địa chỉ IP. Công cụ này có độ chính xác khá cao. Được trang rất nhiều công cụ quét virus nổi tiếng như Kaspersky, McAfee, Avira…

MalCare

Được dùng nhiều với các website WordPress. Nó có đầy đủ những tiện ích trong việc quét và phát hiện mã độc.

Ưu điểm là quá trình quét không làm ảnh hưởng đến hiệu suất của website. Ngoài ra, bạn có thể lên lịch rà quét định kỳ website theo ý muốn.

Nhược điểm: bạn phải đăng ký tạo tài khoản và để có nhiều chức năng hơn bạn cần mất phí.

Mời bạn xem thêm: Những tiêu chí đánh giá một website

Cách kiểm tra web wordpress có mã độc hay không?

Khi dùng website wordpress sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm mã độc, virus. Bởi wordpress là mã nguồn mở và có theme, plugin wordpress miễn phí. Do đó khi sử dụng bạn nên cập nhật tin tức hàng ngày, bạn sẽ tránh được rủi ro về mã độc hay virus.

Một số plugin được sử dụng nhiều giúp bạn tìm và phát hiện mã độc trong website:

iThemes Security

Ban đâu nó có tên là Better WP Security. Sau khi tiến hành sáp nhập vào iThemes đã đổi tên là iThemes Security. Plugin này thân thiện và rất phù hợp cho người mới sử dụng.

Ngoài các tính năng bảo mật, quét phần mềm độc hại mạnh mẽ. Nó còn có thể phát hiện lỗi 404, tạo mật khẩu mạnh và sao lưu dữ liệu website của bạn.

iThemes Security

Các tính năng chính của iThemes Security bao gồm:

  • Tạo lịch quét mã độc.
  • Có Google recaptcha để bảo vệ trang web.
  • Đầy đủ thông tin hoạt động của người dùng.
  • Khóa bảo mật WordPress.
  • Tạo xác thực 2 bước khi đăng nhập.
  • Khóa người dùng truy cập nhiều lần đăng nhập không thành công.
  • Theo dõi, kiểm tra người dùng khi họ chỉnh sửa nội dung, đăng nhập hoặc đăng xuất khỏi trang web.

Wordfence

Wordfence tính đến thời điểm tháng 12/2021 đã có hơn 4 triệu lượt tải về trên toàn cầu hiện. Plugin này khá nổi tiếng và có khả năng giúp website của bạn chống lại spam, mã độc và nhiều cơ chế bảo mật khác.

Các tính năng của Wordfence như:

  • Quét toàn bộ website từ code, nội dung đến data.
  • Thông báo về email.
  • Có hệ thống tường lửa tùy biến.
  • Chức năng Wordfence Live Traffic cho phép bạn phân tích hoạt động trên website của mình. Gồm lưu lượng truy cập không tổng hợp từ Google Analytics và các trình ghi nhật ký Javascript khác.
  • Tạo được xác thực đăng nhập 2 bước.
  • Chống đăng nhập nhiều là và khóa IP.

6Scan Security

Quét và phát hiện lỗ hổng mạnh mẽ trong các tệp tin của blog một cách tiện lợi. Nó sẽ sắp xếp mã độc, virus website theo thứ tự nguy hiểm trở xuống.

Điểm nổi trội của plugin này sẽ giúp bạn tìm hiểu cách sửa lỗi. Nếu bạn không biết về code có thể bật tính năng Auto Fix của 6Scan Security lên. Với chức năng này bạn cần trả một khoản phí nhất định.

6Scan Security

Theme Authenticity Checker

Khi sử dụng theme, plugin không có nguồn gốc rõ ràng, miễn phí. Thì nguy cơ bị chèn mã độc là nguy cơ khá thường xuyên với người dùng. Chúng ta khó phát hiện virus trong theme, plugin vì chúng được mã hóa thành các đoạn mã.

Khi sử dụng Theme Authenticity Checker bạn có thể quét được theme hay plugin có gắn mã. Điểm nổi bật của plugin này là chỉ những đoạn code bị mã hóa và những đoạn code không cần thiết có trong theme. Sau khi phát hiện nếu muốn sửa lỗi thì chúng ta cần vào các file để sửa.

Quét mã độc cho website trong cơ sở dữ liệu

Để triển khai làm việc này, bạn cần có kiến thức về SQL. Truy cập vào cơ sở dữ liệu được cung cấp bởi máy chủ web như phpMyAdmin, navicat… Khi bạn truy cập hãy kiểm tra các dấu hiệu của mã độc bằng cách sử dụng một số chữ ký (mẫu nhận diện mã độc) phổ biến sau đây.

  • eval
  • base64_decode
  • gzinflate
  • shell_exec
  • GLOBALS
  • error_reporting(0)

Tóm lại

Qua những nội dung mình chia sẻ hy vọng các bạn đã biết về quét mã độc website. Các giải pháp khác nhau để phát hiện và phòng chống mã độc. Từ công cụ online, đến kiểm tra trong dữ liệu và sử dụng thêm chức năng quét mã độc với wordpress.

Đối với website wordpress mình khuyên các bạn hãy cẩn thận và xem xét khi sử dụng các plugin miễn phí. Bởi đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến website bị nhiễm mã độc.

Xin cảm ơn các Anh/Chị đã tham khảo bài viết mã độc website của Webaoe. Nếu có chỗ nào còn thiếu sót, xin các Anh/Chị góp ý ở phía dưới để hoàn thiện bài viết hơn.

Leave a Comment

DMCA.com Protection Status