Web 3.0 là thế hệ thứ ba, một không gian Internet không máy chủ bao gồm nhiều nền tảng web kết nối với nhau. Một môi trường Internet mà người dùng được quyền kiểm soát dữ liệu, thông tin cá nhân của họ.
Semantic Web hay Web 3.0, là một phần mở rộng của thế giới web được định nghĩa bởi Hiệp hội World Wide Web (W3C). Chuẩn Semantic nhấn mạnh đến việc sử dụng các định dạng dữ liệu và các giao thức chung. Từ đó tất cả trang web, dịch vụ online đều có thể giao tiếp với nhau một cách dễ dàng.
Web 3.0 là gì?
Thế hệ Web 3.0 là tạo ra những website thông minh, kết nối vạn vật (Internet of things) và hòa nhập với nhau.
Hiện nay, công nghệ vẫn phát triển làm người dùng xác định Web 3.0 cũng đang phát triển. Các thiết bị gia dụng thông minh như bình nóng lạnh sử dụng mạng không dây và Internet of Things ( IoT ) là ví dụ về cách Web 3.0 đã tác động đến công nghệ.
Các thế hệ Web 1.0 và 2.0
Web 1.0
Năm 1990 khi Internet sơ khai hình thành, chúng ta vẫn chưa định nghĩa Web 1.0 là gì. Chúng ta đơn thuần gọi nó là Internet để sử dụng.
Lúc đó các trang web chỉ có thể thụ động cung cấp thông tin, chủ sở hữu website là những người đưa thông tin, còn những người dùng Internet chỉ có thể tiếp nhận thông tin trên đó mà không thể làm gì khác.
Web 2.0
Đến khoảng năm 2002, Web 2.0 được người ta xem như một thế hệ website mới. Tập trung vào sự tương tác với người dùng với các trang web bằng cách sử dụng các cơ sở dữ liệu, thao tác xử lý phía máy chủ, các biểu mẫu và phương tiện truyền thông xã hội.
Điều này đã đem đến sự thay đổi từ mạng tĩnh sang mạng năng động hơn. Web 2.0 chú ý nhiều hơn đến các nội dung do người dùng tạo ra và khả năng tương tác giữa các trang web và ứng dụng.
Web 2.0 khuyến khích sự tham gia của người dùng, thay vì việc họ chỉ là khán giả để đọc và xem. Vào giữa những năm 2000, hầu hết các trang web đã thực hiện chuyển đổi sang Web 2.0.
Sự khác biệt giữa Web 1.0, 2.0 và thế hệ web 3.0
WEB 1.0 | WEB 2.0 | THẾ HỆ WEB 3.0 |
Chủ yếu là chỉ đọc | Đọc và viết | Di động và cá nhân |
Công ty | Cộng đồng | Cá nhân |
Blog / Wikis | Phát trực tiếp / Sóng | |
Sở hữu nội dung | Chia sẻ nội dung | Hợp nhất nội dung |
Biểu mẫu web | Ứng dụng web | Ứng dụng thông minh |
Thư mục | Gắn thẻ | Hành vi người dùng |
Lượt xem trang | Chi phí cho mỗi lần nhấp chuột | Cam kết của người dùng |
Biểu ngữ quảng cáo | Quảng cáo tương tác | Quảng cáo hành vi |
Britannica trực tuyến | Wikipedia | Mạng ngữ nghĩa |
HTML / Cổng thông tin | XML / RSS | RDF / RDFS / OWL |
Mời bạn xem thêm: Thiết kế web WordPress giá rẻ
Các tính năng tuyệt vời trên nền Web 3.0
Semantic Web (Web ngữ nghĩa): Web nâng cao, trong đó nội dung được phân tích dựa trên ý nghĩa của từ ngữ.
Đồ họa 3D: Thiết kế ba chiều sẽ được sử dụng trong các trang web và dịch vụ để cung cấp hình ảnh rõ ràng cho người dùng. Ví dụ: Mô hình ảo về tòa nhà chung cư mới hay các biệt thự, các trò game giả định …
Trí tuệ nhân tạo (AI): Tập trung vào xử lý ngôn ngữ, hành vi của con người. Máy tính sẽ thu thập, phân tích và hiểu được những hành động ngôn ngữ của con người. Sau đó cỗ máy AI nhanh chóng phản hồi cho người dùng những thông tin phù hợp.
Kết nối: Thông tin được kết nối với siêu dữ liệu giúp người dùng tìm nạp thông tin chính xác.
Mọi thiết bị xung quanh bạn sẽ được kết nối với web, điều đó có nghĩa là nội dung sẽ có thể truy cập ở mọi nơi.
Những lợi ích của Web 3.0
Tìm kiếm có độ chính xác cao
Quá trình tìm kiếm thông tin của người dùng internet được diễn ra thông minh hơn. Nó nhanh chóng, dễ dàng, hiệu quả hơn và mang lại được những kết quả tìm kiếm có liên quan đến từ khoá chính xác hơn với Web 3.0.
Các website sử dụng các bộ máy Google Search, các dữ liệu theo định dạng chuẩn,… để đọc, phân tích và ghi nhớ dữ liệu. Chúng không cần phải đi theo một cấu trúc nhất định hay phải đi xuyên qua các file HTML phức tạp như trước.
Tính đồng bộ
Tính đồng bộ là lợi ích của Web 3.0 được thể hiện rõ nét nhất. Ví như, bạn có thể truy cập vào một ứng dụng twitter hay website nào đó. Bằng cách đăng nhập tài khoản Google hoặc tài khoản Facebook của mình.
Bạn có thể dễ dàng truy vấn dữ liệu thời tiết trên app. Mà không cần phải đi thu thập hay tìm kiếm các dữ liệu phức tạp.
Khả năng chia sẻ dữ liệu
Với Web 3.0, các lập trình viên sẽ không phải tiêu tốn quá nhiều công sức để viết ra các công cụ đọc dữ liệu. Các website này sang một website khác được thực hiện như nhau.
Việc các lập trình viên cần làm chỉ là thông báo những dữ liệu mà họ đã gửi qua. Từ đó bên kia thực hiện viết phần mềm để đọc được các dữ liệu đó một cách chính xác.
Ưu điểm và thách thức của Web 3.0
Bạn cũng nên tham khảo những ưu điểm và thách thức của Web 3.0. Từ đó có thể sử dụng nó một cách tốt nhất.
Ưu điểm
- Không thông qua trung gian: Các giao dịch và dữ liệu trong một mạng lưới không tập trung có khả năng trao đổi trực tiếp mà không cần phải thông qua bất kỳ trung gian nào. Điều này giúp các chi phí và dữ liệu của bạn sẽ không cần phải phụ thuộc nhiều vào bên thứ ba.
- Ngăn chặn vi phạm dữ liệu: Trừ khi tin tặc có thể khống chế toàn bộ mạng thì chúng rất khó có thể kiểm soát được các dữ liệu, thông tin của bạn. Ngoài ra các nền tảng như Facebook và Google cũng không được bán các dữ liệu của bạn cho bên thứ ba.
- Dữ liệu tồn tại lâu dài: Internet còn hoạt động thì mọi dữ liệu của bạn cũng sẽ được tồn tại. Ngoài bạn có khả năng truy cập và xóa nó đi thì không cho ai có thể can thiệp.
- Dịch vụ hoạt động mọi lúc, mọi nơi: Các dịch vụ Web 3.0 không có máy chủ cố định. Do đó, chúng sẽ liên tục hoạt động cho đến khi mạng lưới biến mất.
- Khả năng kết nối: Internet trở nên thông minh hơn và dễ dàng kết nối hơn. Bởi sự kết hợp giữa AI và IoT để gắn thẻ ngữ nghĩa trên Web 3.0.
Thách thức
- Khối lượng dữ liệu khổng lồ: có hàng tỷ web, mỗi website lại tạo ra một lượng lớn các dữ liệu khác nhau. Ban đầu sẽ gây ra khó khăn cho việc xử lý dữ liệu. Bạn phải thiết kế lại hệ thống tự động hoá để xử lý dữ liệu đầu vào và loại bỏ các dữ liệu giống nhau.
- Dữ liệu không rõ ràng: Các dữ liệu không rõ ràng hoặc từ khoá đồng âm trên internet cũng gây ra nhiều khó khăn trong việc xử lý. Các kết quả được đưa ra có thể thiếu đi tính minh bạch, chính xác.
- Khả năng bảo mật: một lượng lớn dữ liệu được chia sẻ dễ gây ra các lỗi về bảo mật thông tin. Nhưng bạn có thể sử dụng các công nghệ mới để khắc phục được điều này.
Xin cảm ơn các Anh/Chị đã tham khảo bài viết Web 3.0 của Webaoe. Nếu có chỗ nào còn thiếu sót, xin các Anh/Chị góp ý ở phía dưới để hoàn thiện bài viết hơn.