Google Search Console (GSC) là một công cụ đánh giá website hữu ích theo tiêu chuẩn google. Vậy Google Search Console là gì? Nó có lợi ích gì cho website?
Google Search Console là gì?
Google search console còn có tên Google Webmaster (trước năm 2015) là công cụ được Google hỗ trợ cho các quản trị web. Nhằm mục đích đánh giá website theo các tiêu chí của Google đưa ra.
Những tính năng chính mà Google search console đánh giá như: thống kê các từ khóa, lập chỉ mục url, backlink, hiệu suất website, hiệu suất trên thiết bị di động…
Google search console được xem là “chìa khóa vàng” dành cho quản trị web và các SEOer. Từ đó giúp cho việc quản lý website trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn.
Google Search Console hỗ trợ tối ưu web những gì?
Công cụ Google Search Console có nhiều tính năng để giám sát và tối ưu hóa hiệu suất website. Những tính năng nổi bật mà bạn cần nắm như sau:
- Thêm sitemap vào Google search console: Khi thêm sitemap thì Google sẽ có đầy đủ thông tin website của bạn. Sau đó website của bạn sẽ tối ưu hơn trong việc xếp hạng và index.
- Thu thập thông tin và phát hiện lỗi: Google search console sẽ có báo cáo thống kê về mọi hoạt động của google trên website của bạn. Ngoài ra còn tổng hợp lỗi và gửi thông báo về trên email hay trên cấu hình Google search console.
- Tính năng index nhanh (Fetch as Google): Tính năng này rất hữu ích với SEOer. Bởi nó cho phép cung cấp submit URL cho Google để Google lập chỉ mục nhanh. Từ đó bài viết của bạn xuất hiện nhanh trên kết quả tìm kiếm google.
- Thống kê dữ liệu tìm kiếm từ Google: thống kê thông tin về từ khóa và số lượng xuất hiện. Khu vực của người truy cập, link web truy cập, độ tương thích giữa từ khóa và website,…
- Thống kê liên kết nội bộ (internal link) và backlink: Google search console truy xuất dữ liệu hàng ngày giúp quản trị web biết liên kết ngoài nào trỏ về trang của bạn, tần suất ra sao. Hơn nữa còn thống kê số lượng liên kết nội bộ (Internal links) của website.
- Tính năng khác: ngoài những chứng năng chính trên, Google webmaster còn có nhiều chức năng khác như: cài đặt ngôn ngữ phù hợp cho website, check lỗi của website, tối ưu tốc độ, lỗi schema, trên thiết bị điện thoại, kiểm tra các hành động bất thường, xem tình hình index,…
Tối ưu web theo chỉ dẫn Search Console hiệu quả
Công cụ này rất quen thuộc với những quản trị viên và những SEOer. Tuy nhiên để sử dụng Google search console hiệu quả bạn cần hiểu rõ tính năng đó. Mình xin chia sẻ với bạn hướng dẫn chi tiết cách sử dụng một vài tính năng của Google webmaster.
Xác nhận website trên Google Search Console
Để xác nhận website trên Google search console. Đầu tiên, bạn thêm website vào Google webmaster như sau:
- Truy cập công cụ Google search console theo đường dẫn https://search.google.com/search-console/welcome.
- Đăng nhập Gmail -> nhấn Add A Property -> thêm địa chỉ website -> Click Continue.
- Khi bạn hoàn thành xong bước trên, quản trị viên tiến hành xác nhận website trên Google search console. Việc xác minh có thể thực hiện bằng nhiều cách.
- Tải file xác minh lên thư mục root của website (ưu tiên cách này).
- Lấy mã xác minh đặt vào thẻ của trang chủ.
- Xác minh cùng tài khoản Google Analytics.
- Sử dụng trình quản lý thẻ Tag Manager.
- Liên kết một bản ghi DNS với Google.
Thêm sitemap
Sitemap được biết đến như một sơ đồ website, nó bao gồm các trang web (URL). Từ đó làm cho google nhanh thu thập và lập chỉ mục trang web của bạn.
Tuy nhiên có những tình huống Sơ đồ trang web sẽ cải thiện khả năng thu thập dữ liệu:
- Khi website của bạn có nhiều trang web, Googlebot có thể bỏ lỡ bất kỳ thay đổi hoặc bổ sung nào. Khuyến nghị mỗi file sitemap không vượt quá 50.000 URL.
- Sitemap có nhiều trang bị cô lập. Một trang nào đó có ít liên kết đến từ các trang khác. Thì bots sẽ khó phát hiện hơn cho trình thu thập dữ liệu website.
- Đối với những website mới hoạt động, số lượng backlink ít làm cho chúng ít được khám phá hơn.
- Nếu website của bạn là wordpress thì bạn chỉ cần vào plugin Yoast SEO -> chọn General -> chọn tab Features -> bật XML Sitemap -> Save changes.
Mời bạn xem thêm: Thiết kế website bán hàng
Lập chỉ mục website và theo dõi trạng thái lập chỉ mục
Lập chỉ mục tên miền là việc bạn cần làm sau khi xác thực website. Bước này liên quan đến tên miền hiển thị ra ngoài có .www hay không. Để tối ưu website thì bạn nên tên miền hiển thị chỉ để mỗi tên, không chứa .www cho ngắn gọn.
Mỗi trang web (url) được gán ở mỗi trạng thái như:
- Lỗi: Trang không thể được lập chỉ mục.
- Cảnh báo: Trang được lập chỉ mục, nhưng có vấn đề.
- Hợp lệ.
- Đa loại trừ.
Tính năng index nhanh bài viết mới
Khi bạn xuất bản bài viết mới mà muốn nhanh chóng được index. Giúp robots quét bài viết nhanh và Google sẽ xem xét nhanh hơn đến bài viết của bạn. Đấy là tính năng Fetch as Google trong Google Search Console.
Để index nhanh nhiều bài viết nhanh chóng thì sử dụng Fetch And Render. Mẹo này giúp bài viết được index cực nhanh, có thể chỉ sau vài phút đó là sử dụng button “ Request Indexing” để yêu cầu Google xử lý nhanh.
Ví dụ: Tại Google Search Console website của mình là https://webaoe.com/ thì trong ô kiểm tra URL (Crawl) tại ô nhập url mình nhập https://webaoe.com/thiet-ke-website/ và Enter. Sau đó quá trình kiểm tra url diễn ra, khi url của bạn chưa nằm trên google bạn chọn mục “Yêu cầu lập chỉ mục”. Đợi trong vòng 24h thì google sẽ xem xét lập chỉ mình cho website của bạn.
Thống kê lượt tìm kiếm
Kết quả thống kê, báo cáo số liệu website của bạn cực kỳ quan trọng. Khi người dùng truy cập vào website của bạn mà bạn không biết họ đã làm gì, thì thật khó đưa ra kế hoạch mới.
Tuy nhiên Google Search Console có chức năng thống kê lượt tìm kiếm cung cấp các chỉ số quan trọng như:
- Thứ hạng website trung bình.
- Tỉ lệ CTR số người click vào website/lượt hiển thị tìm kiếm.
- Người dùng truy cập đến từ khu vực nào, thiết bị gì, tìm từ khóa nào để vào website.
- Các từ khóa được hiển thị bao nhiêu lần trên google.
Kết quả báo cáo trong Google Search Console luôn cập nhật liên tục. Bạn có thể đánh giá số liệu bất kỳ lúc nào để điều chỉnh kế hoạch phát triển web. Nhưng thời gian tối đa số liệu chỉ lưu giữ là 3 tháng.
Thống kê số lượng backlink và liên kết nội bộ
Backlink rất quan trọng, nhưng nếu backlink xấu thì thứ hạng website có thể bị trượt dốc không phanh.
Google Search Console giúp quản trị web kiểm soát lượng backlink nào đang được trỏ về website. Google Search Console đã đưa ra Links To Your Site giúp thống kê số lượng backlink đổ về.
Mặt khác các link nội bộ cũng được thống kê khá chi tiết. Nó giúp các bạn phân phối lại các page có nội dung liên quan đến nhau. Khi đó liên kết nội bộ ở website được chặt chẽ hơn, tạo sức mạnh cho website.
Tóm lại
Google Search Console là công cụ đánh giá website rất hữu ích theo tiêu chuẩn google. Và đến đây bạn có thể hiểu hơn về Google Search Console là gì rồi phải không nào. Hy vọng bạn sẽ vận dụng tốt công cụ này để giúp website của bạn tăng thứ hạng từ khóa trên Google.
Xin cảm ơn các Anh/Chị đã tham khảo bài viết Google Search Console là gì của Webaoe. Nếu có chỗ nào còn thiếu sót, xin các Anh/Chị góp ý ở phía dưới để hoàn thiện bài viết hơn.