Những thuật toán của Google ra đời nhằm hướng tới người dùng. Các nội dung được xuất hiện trên trang tìm kiếm được google kiểm soát. Những người SEOer để đưa nội dung của mình lên top cần hiểu rõ về các thuật toán của google.
Hàng năm Google có hàng trăm bản cập nhật các thuật toán. Các thuật toán sẽ ảnh hưởng tới thứ hạng các website trên công cụ tìm kiếm Google.
Khi cập nhật thuật toán thì các website có thứ hạng sẽ thay đổi. Tại sao lại như vậy và cơ chế hoạt động của các thuật toán là gì? Mời các bạn tham khảo bài viết sau đây nhé.
Thuật toán của Google là gì?
Thuật toán (giải thuật) thường được dùng để chỉ những phương thức giải quyết các vấn đề trong tin học. Ở ngôn ngữ lập trình, một thuật toán được thiết lập chỉ dẫn cho máy tính thực hiện một thao tác nào đó.
Thuật toán của Google cũng tương tự như vậy. Nó cũng mang chức năng của những thuật toán thông thường. Khi bạn thực hiện tìm kiếm một từ khóa, sẽ có hàng triêu kết quả hiện ra.
Nhưng làm thế nào để Google chọn lọc các kết quả. Kết quả nào sẽ được xếp hạng đầu tiên, đó là nhiệm vụ mà các thuật toán Google sẽ xử lý.
Để không vi phạm những quy tắc của Google bạn cần nắm được những nguyên tắc đó. Nhất là với những quản trị website, phụ trách marketing online. Nắm được những nguyên tắc đó sẽ triển khai kế hoạch marketing hiệu quả.
Google thường xuyên nâng cấp và cải tiến những thuật toán của mình. Nhằm tối ưu thông tin đến người dùng. Vì vậy bạn nắm được những nguyên tắc của chúng để nâng cao trình độ chuyên môn của mình.
Google càng ngày càng thông minh nên bạn hãy làm theo những nguyên tắc đó. Nếu không khi bị phát hiện website của bạn sẽ bị phạt rất nặng.
Những thuật toán cốt lõi của Google
Panda (gấu trúc)
Google Panda là thuật toán xử lý website có chất lượng nội dung thông tin ít, copy,…. Khi Panda thi hành thì website sẽ không có thứ hạng tốt trên Google.
Khi mới sinh ra, Panda hoạt động theo cơ chế lọc các website có nội dung kém chất lượng. Nhưng đầu năm 2016, thuật toán Panda chính thức là thuật toán cốt lõi xếp hạng của Google.
Cơ chế hoạt động mới của Panda ở trạng thái Real – time (luôn luôn hoạt động, không hoạt động cục bộ hay theo chu kỳ). Vì vậy website có thể bị phạt cũng có thể được gỡ phạt nhanh hơn trước rất nhiều.
Panda quét vào những lỗi như:
- Trùng lặp nội dung quá nhiều.
- Copy thông tin ở website khác.
- Nội dung nghèo nàn, quá ít thông tin.
- Nội dung không cuốn hút người dùng.
Thuật toán Penguin (chim cánh cụt)
Tiêu chí của thuật toán Penguin kiểm soát các liên kết chất lượng kém, spam. Chim cánh cụt có ảnh hưởng nhất đối với các SEO mũ đen. Tuy nhiên với các SEO mũ trắng cũng phải cẩn thận nếu quá lạm dụng sẽ bị phạt.
Penguin là thuật toán cốt lõi của Google vào năm 2016. Nó hoạt động liên tục và có thể phạt nhanh hơn và ngỡ hình phạt cũng nhanh hơn.
Mời bạn xem thêm: Thế nào là thiết kế website chuẩn SEO google
Thuật toán Penguin có nhiệm vụ gì?
- Kiểm soát các liên kết đến website của bạn. Các liên kế đó là các website spam, website bị cấp, website chất lượng kém.
- Theo dõi những liên kết từ các website xây dựng để tạo liên kết. Ví dụ. Công ty A muốn tạo dựng nhiều liên kết cho website chính của mình để được Google xếp hạng tốt hơn. Công ty A sẽ xây dựng rất nhiều website vệ tinh hay Private Blog Networks (PBNs). Các website vệ tinh sẽ tạo liên kết lại website chính của công ty A. Tuy nhiên nếu bạn quá lạm dụng sẽ bị Penguin kiểm soát và có thể phạt website của bạn.
- Backlink từ các website không cũng lĩnh vực đến website của bạn. VD. Website của bạn làm về du lịch mà bạn lại có nhiều backlink từ sửa chữa máy tính.
- Kiểm soát việc mua bán liên kết.
- Tối ưu các textlink quá mức. Ví dụ: bạn cần đẩy từ khóa “Đông trùng hạ thảo” bạn tạo text link nào cũng là “Đông trùng hạ thảo”. Bạn cần sẽ phải chú ý không sẽ bị Penguin kiểm soát và có thể phạt website.
Thuật toán Hummingbird (chim ruồi)
Thuật toán Hummingbird ra mắt 22 tháng 8 năm 2013. Hoạt động của thuật toán Hummingbird kiểm soát các truy vấn của người dùng.
Từ đó đưa ra một kết quả tìm kiếm phù hợp với ý định tìm kiếm. Quá trình này dựa vào việc xử lý ngôn ngữ tự nhiên, nghĩa tiềm ẩn, từ đồng nghĩa và các từ trong ngữ cảnh.
Ví dụ: Bạn tìm kiếm về từ “tác dụng của đông trùng hạ thảo”. Google sẽ ưu tiên xếp hạng hơn cho các trang có câu trả lời phù hợp với nhu cầu của người dùng.
Thuật toán Hummingbird sẽ hạ thứ hạng đối với website có nội dung sơ sài. Hay những nội dung đưa qua nhiều từ khóa vào một trang. Bởi những nội dung đó không cung cấp cho người dùng những thông tin hữu ích.
Để không bị Hummingbird cũng như được google đánh giá cao website của bạn. Bạn cần nghiên cứu từ khóa và vào các ngữ nghĩa đa dạng của các từ khóa đó.
Ví dụ: Bạn muốn viết bài về những lợi ích của website. Bạn cần tìm những từ khóa ngữ nghĩa liên quan đến như: website là gì, lợi ích marketing online, website doanh nghiệp…
Để tăng mức độ tương tác của người dùng bạn cần đa dạng nội dung trên website. Sử dụng những nội dung có xu hướng tìm kiếm của khách hàng (google trend) theo thời điểm, mùa vụ… Với việc tạo nội dung toàn diện, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng.
RankBrain
RankBrain là hệ thống trí tuệ nhân tạo Machine Learning. Từ đó Google sẽ phân tích, giải mã những tìm kiếm khác nhau của người dùng. Từ đó đánh giá kết quả trên công cụ tìm kiếm Google.
RankBrain xử lý truy vấn trên website từ xếp hạng thứ tự website. Bởi Google khẳng định đây là một trong 3 yếu tố xếp hạng quan trọng nhất. RankBrain đánh giá tóm tắt nội dung của một website. Từ đó đưa ra kết quả liên quan đến tìm kiếm của người dùng.
- Cung cấp cho người dùng kết quả tốt nhất.
- Ưu tiên các website có độ liên quan đến nội dung tìm kiếm.
Mobile Friendly (thân thiện với di động)
Thuật toán tạo sự khác biệt tìm kiếm trên điện thoại di động và desktop. Những website thiết kế từ lâu thường không thân thiện với thiết bị di động.
Bởi những website đó thiết kế trước thời điểm smartphone ra đời. Thì những từ khóa xếp hạng trên mobile sẽ giảm đi so với bản desktop.
Ở hiện tại và tương lai smartphone sẽ rất phát triển. Do đó khả năng cao Google dùng luôn yếu tố trên di động để xếp hạng luôn website khi người dùng sử dụng desktop.
Tiêu chí của Mobile Friendly
- Website không thân thiện với người dùng khi không có phiên bản dành cho thiết bị di động.
- Trải nghiệm nội dung khó khăn khi: kích thước chữ nhỏ hay các dòng quá sát nhau.
- Website có những chức năng không dùng đến như: flash, chức năng bán hàng cho website tin tức, giới thiệu…
- Giao diện màn hình mobile cần tối giảm nhất có thể.
Pigeon
Thuật toán Google Pigeon xuất hiện cung cấp các kết quả tìm kiếm địa phương. Kết quả tìm kiếm trả về có ít nhất 50% các website địa phương. Những doanh nghiệp có Google My Business sẽ có lợi thế lớn.
Google Pigeon cung cấp kết quả phù hợp nhất với vị trí của người dùng. Do đó trong những năm gần đây việc phát triển các Business site rất nhiều.
Đặc biệt là SEO theo local đang là xu hướng phát triển mạnh ở hiện tại và tương lai. Những yếu tố chính như: bán kính tìm kiếm, nội dung liên quan, được nhiều đánh giá…
Pirate
Thuật toán Pirate dùng để phạt những website vi phạm nội dung bản quyền. Hoặc có nhiều báo cáo vi phạm được gửi đến Google xem xét.
Google hay bị kiện vì để các website copy nội dung hiển thị cao trên công cụ tìm kiếm. Do đó họ tăng cường xử phạt các website chuyên copy nội dung mà không được sự đồng ý của tác như phim ảnh, tài liệu khoa học,…
Mời bạn xem thêm: Thiết kế web WordPress giá rẻ
Tiêu chí của Pirate
- Website vi phạm nội dung bản quyền.
- Website có nhiều báo cáo vi phạm bản quyền.
PageRank (PR)
PageRank là cấu trúc xếp hạng các website. Nó được phát triển bởi hai nhà sáng lập Google là Larry Page và Sergey Brin.
Nó được dùng để đánh giá mỗi trang web (webpage) một điểm số nào đó. Điểm số sẽ đo mức độ quan trọng và thẩm quyền (authority) qua các liên kết trên website.
Pagerank sẽ phân tích những liên kết được dùng trong Google Search. Từ đó đưa ra các xếp hạng từ khóa liên quan đến các trang web.
Cách tính điểm Pagerank
- Backlink chất lượng.
- Liên kết nội bộ hiệu quả (internal link).
Google Possum
Phiên bản mới của thuật toán Pigeon là Possum xuất hiện ngày 1 tháng 9 năm 2016. Với tiêu chí cung cấp kết quả tìm kiếm theo địa phương vị trí của người dùng.
Ví dụ. Cơ sở của bạn cung cấp dịch vụ chăm sóc thú cưng. Và bạn có 2 chính nhánh ở Quận Thanh Xuân và Quận Hai Bà Trưng.
Một người dùng A ở quận Hai Bà Trưng tìm kiếm từ khóa “chăm sóc mèo con”. Thì Google sẽ ưu tiên những website có địa chỉ đặt tại quận Hai Bà Trưng. Trong đó có website của bạn mặc dù website của bạn tối ưu SEO chưa tôt.
Ngược lại với người dùng ở Quận Cầu Giấy hay ở Bắc Ninh, Bắc Giang gì đó. Khi họ tìm kiếm từ khóa “chăm sóc mèo con” thì khả năng hiển thị website không cao. Bởi những website có điểm SEO bằng bạn hay kém 1 chút thì vẫn được hiển thị trên bạn.
Tiêu chí của Possum
- Dò soát các doanh nghiệp có địa chỉ giống nhau mà hoạt động dịch vụ như nhau.
- Website có cùng dịch vụ mà có vị trí lợi thế hơn trong khi tìm kiếm.
Google Fred
Với tiêu chí hướng tới người dùng, google sẽ loại bỏ các website chất lượng kém khỏi kết quả tìm kiếm. Ngày 8/3/2017 google công bố thuật toán Fred. Fred là tên do trò đùa của nhân viên của Google, Gary Illyes. Người đề nghị gọi các bản cập nhật tiếp theo là Fred.
Thuật toán Fred hướng đến những website dùng quảng cáo là chính, tạo liên kết spam, chất lượng nội dung kém.
Các website dễ bị Fred phạt
- Website dùng quá nhiều biểu ngữ, cửa sổ có nhiều loại quảng cáo
- Website có bài viết hướng đến botgoogle để tạo lượt truy cập cao.
- Các website tạo nhiều liên kết ra ngoài (linkout).
Giải pháp tối ưu Fred
- Quảng cáo hợp lý, hạn chế đến trải nghiệm của người dùng.
- Xây dựng những nội dung hữu ích và liên quan. Không nên dùng những nội dung chung chung nhàm chán.
Medic
Bản cập nhật Medic ảnh hưởng đến những website về sức khỏe, y tế, cuộc sống khác như tài chính, đầu tư… Những website này có nội dung về Tiền của bạn hoặc Cuộc sống của bạn (YMYL). Bởi nó ảnh hưởng đối với tiền bạc hoặc sức khỏe của bạn.
Thuật toán sẽ phạt website thuộc một trong hai lĩnh vực trên. Tuy nhiên những website đưa ra tuyên bố y tế hoặc đưa ra lời khuyên y tế mà không chứng minh điều đó.
Trường hợp website không có tín hiệu Chuyên môn, Thẩm quyền hoặc Tin cậy (EAT). Thì hiển nhiên các website đó sẽ bị tụt hạng trên công cụ tìm kiếm.
Ví dụ: Khi doanh nghiệp D mua bán những thiết bị chăm sóc sức khỏe. Website doanh nghiệp của bạn cần có những hướng dẫn từ nhà sản xuất, hoặc cách sử dụng của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
Những nhà sản xuất hoặc chuyên giá đó cần có chứng chỉ nghề nghiệp chuyên môn. Nếu như không có những chứng nhận, chứng chỉ thì website của bạn rất khó vào top google.
Thuật toán Page Experience (Core Web Vitals)
Như đã dự liệu từ trước thuật toán Mobile Friendly sẽ có sự phát triển trong tương lai. Nên đến tháng 05/2020, Google đã công bố Page Experience là yếu tố xếp hạng mới. Core Web Vitals sẽ áp dụng chính thức trong năm 2021.
Thuật toán Page Experience bao gồm các chỉ số về Core Web Vitals (mới). Và những trải nghiệm người dùng đã được áp dụng từ trước như:
- Core web vitals: LCP, FID, CLP.
- Mobile friendly: Thân thiện với các thiết bị di động.
- Safe browsing: Lướt website an toàn.
- HTTPS: Bảo mật https.
- Mobile popup algorithm/No intrusive interstitial: Quy tắc quảng cáo đan xen (sự xuất hiện của popup,…)
Google có thể sẽ gắn thêm nhãn chỉ số thể hiện chất lượng Page Experience của các website trên kết quả tìm kiếm. Nhưng thực tế cho thấy có nhiều website không đủ tiêu chuẩn này. Có một một nghiên cứu mới nhất cho thấy dưới 15% website đủ tiêu chuẩn để vượt qua chỉ số Core Web Vitals của Google.
Xin cảm ơn các Anh/Chị đã tham khảo bài viết thuật toán của Webaoe. Nếu có chỗ nào còn thiếu sót, xin các Anh/Chị góp ý ở phía dưới để hoàn thiện bài viết hơn.