Pagespeed Insights đánh giá tốc độ website như thế nào? Các giải pháp tối ưu tốc độ website

Pagespeed Insights được phát triển bởi Google. Là công cụ tối ưu hóa được hiệu suất của website. Khi sử dụng công cụ này chúng ta sẽ đánh giá điểm mạnh điểm yếu của website. Từ đó đưa ra các giải pháp tối ưu hóa website của mình.

Website sau khi tối ưu hóa tốt sẽ tăng trải nghiệm người dùng. Do đó Pagespeed Insights chính là công cụ đắc lực để phân tích và đánh giá website. Từ những chuyên gia làm SEO cho đến chủ doanh nghiệp, người dùng đều tin dùng.

Pagespeed Insights đánh giá tốc độ website như thế nào?

Pagespeed Insights là gì?

Đầu năm 2010 Google đã đưa ra công cụ đánh giá, đo lường hiệu suất và tốc độ website. Đó là Pagespeed Insights, khi ra đời nó đã đáp ứng các tiêu chí kiểm tra website.

Google Page Speed Insights là bộ tiêu chuẩn đánh giá độ thân thiện của website. Công cụ này đánh giá trên mọi thiết bị từ máy tính, điện thoại. Từ đó nâng cao trải nghiệm của người dùng và tốc độ truy cập website.

Chuyên gia hàng đầu về website đánh giá Google Pagespeed Insights là công cụ tốt nhất để tối ưu hiệu suất website. Khi sử dụng công cụ này giúp việc tối ưu hóa website hiệu quả nhất. Vì vậy những người thiết kế và sử dụng website nên sử dụng.

Pagespeed Insights đánh giá tốc độ website

Thang điểm của Google PageSpeed Insights

Google PageSpeed Insights sẽ chấm điểm theo thang điểm từ 0 – 100. Trang web nào có điểm đánh giá cao thì được Google đánh giá cao.

  • Điểm kém: website chưa tối ưu và không mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng.
  • Cần khắc phục: website tối ưu các tiêu chí đưa ra. Tuy nhiên chưa đạt hiệu suất cao để, việc trải nghiệm của người dùng chưa được mượt mà.
  • Điểm hoàn hảo: website sử dụng các phương pháp tối ưu cao nhất có thể. Từ đó mang lại trải nghiệm hoàn hảo đến người dùng.

Ở mỗi điểm đánh giá sẽ có các màu tương ứng khác nhau như:

  • Điểm từ 0 – 49 (chậm): màu Đỏ
  • Từ 50 – 89 (trung bình): màu Cam
  • Còn điểm từ 90 – 100 (nhanh): màu Xanh

Tuy nhiên bạn cũng hiểu rõ Google PageSpeed Insights chỉ đánh giá một số tiêu chí về hiệu suất. Những yếu tố trên website như: HTML, máy chủ, hình ảnh, CSS và JavaScript. Tuy nhiên hiệu suất website còn ảnh hưởng bởi tình trạng kết nối internet của người dùng.

Mời bạn xem thêm: Tăng Tốc Độ Website WordPress

Khả năng của ảnh hưởng Pagespeed Insights đến SEO như thế nào?

Tiêu chí Core Web Vitals đã được áp dụng từ tháng 5/2021. Core web vitals được xem là yếu tố Google sẽ áp dụng để xếp hạng website. Khi đó nếu chúng ta bỏ qua tiêu chí này có thể chúng ta sẽ bị tụt hạng (so với đối thủ).

Các kết quả thu thập từ công cụ này sẽ được google phân tích rất kỹ (công nghệ AI). Vì vậy điểm số website càng cao tương đương với chất lượng website càng tốt. Từ đó google sẽ đánh giá và thứ hạng website của bạn sẽ tốt hơn.

ảnh hưởng Pagespeed Insights đến SEO

Tiêu chuẩn của Google Pagespeed Insights đánh giá website

Website của bạn đã được tối ưu hay chưa, Pagespeed Insights dựa trên các tiêu chuẩn của Google. Từ những tiêu chuẩn đó, công cụ sẽ căn cứ vào để đánh giá website của bạn một cách khách quan và chính xác nhất.

Các tiêu chuẩn của Google Pagespeed Insights để đánh giá website bao gồm:

  • Tối ưu tốc độ tải website.
  • Giảm thiểu sử dụng redirect ở trang đích.
  • Thêm chức năng nén dữ liệu cache ở trình duyệt.
  • Tốc độ phản hồi từ server phải diễn ra nhanh chóng.
  • Nên dùng các thuộc tính không đồng bộ.
  • Tắt chế độ chặn CSS và Javascript trước khi tải trang.
  • Nội dung website cần thiết lập ngắn gọn và rõ ràng.
  • Hình ảnh website cần nén dung lượng ở mức thấp nhất.
  • Các tài nguyên CSS và Javascript cần phải được tối giảm (minify).

Website đạt được những tiêu chuẩn trên thì trang web sẽ tương đối hoàn hảo. Pagespeed Insights sẽ thông báo lại cho người dùng những vấn đề cần khắc phục. Từ đó đưa ra các biện pháp và cải thiện chất lượng website.

Các tính năng chính trong Pagespeed Insights

Các tính năng của Pagespeed Insights sẽ đưa ra thông tin và chỉ số khác nhau trên trang web. Những tính năng chính có trong công cụ Pagespeed Insights bao gồm:

  • Speed score: đánh giá tốc độ website dựa trên thống kê của Lighthouse lab.
  • Field data: thu thập thông tin từ người dùng thực tế trên Chrome trong vòng 30 ngày. Field data bao gồm hai phần là First Contentful Paint và First Input Delay.
  • Lab data: thể hiện số liệu phân tích từ lighthouse, khi website chạy trên các thiết bị di động và mạng 3G.
  • Diagnostics: Diagnostics đưa ra đề xuất mà bạn cần bổ sung cho website.
  • Passed audits: tính năng này sẽ đưa cho bạn bảng tổng hợp các hiệu năng mà website đã đạt được.
Các tính năng chính trong Pagespeed Insights

Tuy nhiên cần chú ý 3 tiêu chí mà người dùng sử dụng công cụ Pagespeed Insights đó là:

  • Speed Score: từ thang điểm này, người dùng thấy được website của mình đang ở đâu. Từ đó tìm giải pháp để đạt được số điểm tối đa.
  • Color scheme: người dùng nhận biết các vấn đề nào cần ưu tiên từ các điểm màu sắc như: màu xanh, vàng, đỏ.
  • Recommendation: các phản hồi trực tiếp để cải thiện website.

Cách tối ưu hiệu suất website với Pagespeed Insight để đạt điểm tốt nhất

Sử dụng mã HTML ít nhất có thể

Bộ mã HTML chính là bộ khung của website. Cũng giống như thiết kế xe ô tô, bộ khung cần đạt mức tối ưu hết mức. Bởi điều đó ảnh hưởng đến trọng lượng của xe làm tốn nhiều chi phí phát sinh.

Website bạn xây dựng cũng vậy, khi có nhiều HTML dẫn đến DOM của website nhiều nó sẽ làm website của bạn rất khó tối ưu. Dẫn đến điểm tối ưu không cao và trải nghiệm người dùng chưa hoàn hảo.

Đối với những bạn đã thiết kế nhiều website sẽ hiểu và lên khung layout ban đầu. Còn đối với những bạn mới thiết kế thì xây dựng website đầy đủ hết thông tin và hiển thị hết ra.

Khi đó việc tối ưu hóa mã HTML sẻ khó khăn hơn nhiều. Bởi Website đã tồn tại một thời gian và phải nhờ đến các lập trình viên mới giải quyết được.

Thực tế cho thấy thời gian máy chủ nhận yêu cầu và trả về kết quả người dùng phụ thuộc vào kích thước website. Những website có từ 3-5 scroll chuột trên một page sẽ nhanh hơn những web có số scroll chuột hơn 10 lần.

Khi bạn sẽ dụng các công cụ nén HTML. Nhưng chúng chỉ giảm được khoảng trắng trên cấu trúc HTML mà không thay đổi được layout website. Nên chúng tôi khuyên bạn nên đưa ra tiêu chí này đầu tiên trước khi thiết kế website của mình.

Cách tối ưu hiệu suất website

Tối ưu tài nguyên website

Khi PageSpeed Insights dò soát thấy dung lượng, kích thước của các tài nguyên trên trang cao hơn tiêu chí cho phép. Nó sẽ thông báo các yếu tố trên giảm xuống.

Bạn nên bỏ những đoạn code không dùng, đặt lại tên cho hàm và biến ngắn hơn. Xóa bỏ những dòng trắng, comment dài dòng khiến khiến dung lượng tăng.

Tối ưu hoá hình ảnh

Các hình ảnh trên website nếu được tối ưu thì Google PageSpeed Insights đánh giá khá cao. Khi bạn giảm bớt kích thước hình ảnh nhưng không làm giảm chất lượng của ảnh.

Điều này làm website của bạn có dung lượng nhẹ, nên sẽ load nhanh. Đây là cách đơn giản và hiệu quả nhất mà bạn nên tiến hành cho website của mình.

Bạn có thể dùng công cụ nén ảnh miễn phí như TinyPNG để nén ảnh trước khi tải lên Website, bạn sẽ thấy kết quả bất ngờ.

Tối ưu hoá hình ảnh

Giảm thiểu kích thước JavaScript và CSS

Một cuộc khảo sát từ SEMrush cho thấy có đến 68% website có tệp JavaScript và CSS không rút gọn (minify). Giảm bớt hoặc đơn giản hóa đoạn mã JavaScript và CSS được thực hiện bằng cách loại bỏ các dòng, nhận xét không cần thiết.

Khi bạn dùng website trên nền tảng wordpress có khá nhiều công cụ sẽ thay bạn làm công việc đó như: Fast Velocity Minify, WP Super Minify, Online YUI Compressor.

Còn nếu bạn không dùng website trên nền tảng wordpress thì bạn có thể minify css or js trên các công cụ lập trình hoặc một số trang min file online như: https://cssminifier.com/….

Sử dụng Cache

Khi phân tích PSI yếu tố chính xét đến ở PageSpeed là: lượng tài nguyên của Website mà trình duyệt cần để đồng hóa. Những tài nguyên tài gồm: hình ảnh, phông chữ, nội dung,.. Tất cả chúng có thể lưu trữ trong trình duyệt thông qua Cache (bộ nhớ đệm).

Khi bạn sẽ dụng cache trình duyệt sẽ tải các phần tử page một lần duy nhất. Theo tôi được biết những lưu trữ đó ở dạng cookie trên trình duyệt. Nên mỗi khi người dùng quay lại trang đó hoặc vào lại từ đầu thì website của bạn tải nhanh hơn.

Nếu website bạn dùng wordpress thì có khá nhiều plugin hỗ trợ tạo Cache. ví dụ như W3 Total Cache, WP Super Cache,…

Mời bạn xem thêm: Thiết kế website bán hàng

Sử dụng VPS hoặc Hosting chất lượng

Bạn nên chú ý đến điều này bởi nó tạo sự ổn định, nhất là với ngành Seo. Khi máy chủ phản hồi nhanh hơn 200 mb/s, Pagespeed Insights sẽ thông báo cho người dùng. Thời gian phản hồi cần nhanh hơn để khi có tải lượng phát sinh, website của bạn không bị giảm tốc độ.

Khi website của bạn ngày càng phát triển, lượng người truy cập ngày càng tăng. Bạn cũng cần có kế hoạch để nâng cấp và tối ưu hệ thống server của bạn.

Xin cảm ơn các Anh/Chị đã tham khảo bài viết Pagespeed Insights của Webaoe. Nếu có chỗ nào còn thiếu sót, xin các Anh/Chị góp ý ở phía dưới để hoàn thiện bài viết hơn.

Leave a Comment

DMCA.com Protection Status