Yoast SEO là một trong những công cụ tối ưu nội dung phổ biến nhất trên WordPress. Trong thư viện wordpress thì Yoast SEO là gì mà có lượng tải và sử dụng vào loại top các plugin.
Từ các chuyên viên SEO đến các khách hàng quản lý website. Thì Yoast SEO là công cụ hiệu quả tối ưu hóa bài viết chuẩn SEO. Vì vậy, trong giới SEO trên nền tảng CMS WordPress, thì không thể nói đến một plugin miễn phí rất thông dụng là Yoast SEO.
Yoast SEO là gì?
Yoast SEO là plugin WordPress giúp tối ưu hóa nội dung SEO cho website. Được phát triển bởi Team Yoast từ năm 2010 đến nay. SEO by Yoast là plugin cơ bản và có mặt trong hầu hết tất cả các website wordpress.
Bởi Yoast SEO giúp người dùng cài đặt được nhiều ứng dụng quản lý Web như: Sitemap, breadcrumb, mạng xã hội, redirect..
Những chức năng nổi bật của Yoast SEO là gì?
- Tối ưu hóa từ khóa và từ đồng nghĩa, từ có liên quan đến chủ đề bạn chia sẻ.
- Tối ưu SEO OnPage cho từng trang Web (webpage).
- Kiểm tra thông tin của File robots.txt, Sitemap, .htaccess, các liên kết cố định khác.
- Kiểm tra tiêu đề, Meta Description,…
- Đăng bài viết, chia sẻ trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter…
- Tối ưu tình trạng trùng lặp nội dung bằng cách cấu hình URL chuẩn canonical.
- Phát hiện lỗi nội dung trong Yoast SEO (ngôn ngữ tiếng anh).
Yoast SEO Free là gì?
Khi bạn chỉ quản lý Website và sử dụng một số tính năng cơ bản về SEO. Thì bạn có thể sử dụng bản miễn phí (Free) mà không cần mua thêm bản quyền.
Tuy là plugin miễn phí, nhưng Yoast SEO được đánh giá là khá đầy đủ tính năng. Bạn có thể thấy, hầu hết các tính năng quan trọng đều có trong phiên bản miễn phí như: tiêu đề, miêu tả ngắn…
Yoast SEO Premium là gì?
Đối với Yoast SEO bản quyền (Premium), người dùng có nhiều thuận tiện hơn trong việc tối ưu bài viết chuẩn SEO trên Website WordPress. Bởi nó có nhiều tính năng hơn , vì vậy bạn phải trả phí để có nó.
Thứ nhất Yoast SEO Premium giúp bạn hoạt động trơn tru, ít gặp lỗi 404 hơn. Thứ hai chúng có tính năng đặc biệt là gợi ý liên kết cho những bài viết liên quan. Điều này giúp bạn tạo link nội bộ nhanh hơn và hợp chủ đề hơn.
Yoast SEO Premium giúp bạn đếm những cụm từ được sử dụng trong bài viết được phân bố thế nào. Ngoài ra còn nhiều tính năng hiệu ích khác như: redirect url, Social Previews, SEO local … Vì vậy Yoast SEO Premium là sự lựa chọn hàng đầu của các SEOer chuyên nghiệp.
Hướng dẫn cách bước cài đặt Yoast SEO
Đến ngày 17/11/2021 phiên bản Yoast SEO đã là 17.6 với hơn 5 triệu lượt kích hoạt. Việc kích hoạt Yoast SEO cũng tương tự như các plugins khác.
Tuy nhiên khi cài plugin thì có nhiều cách từ cách thêm trực tiếp Yoast SEO bạn download về đến cách dùng trong thư viện wordpress. Nhưng cách đơn giản mà mình chia sẻ là bạn vào thư viện wordpress.
Bước 1: đăng nhập vào quản trị Website WordPress, sau đó vào Plugins. Tiếp theo vào mục Add New ở thanh bên trái màn hình.
Bước 2: tại trang Add Plugin, bạn tìm kiếm (search) Yoast SEO trên ô tìm kiếm. Chúng sẽ hiện ở góc trên bên phải cửa sổ.
Bước 3: tìm thấy xong bạn nhấp chuột vào Cài đặt.
Bước 4: chọn Install Now và Active để kích hoạt nó lên sử dụng.
Hướng dẫn thiết lập cấu hình Yoast SEO
Sau khi cài xong Yoast SEO thì tới đây bạn cũng có 2 cách thiết lập cấu hình. Đó là theo các bước được tích hợp sẵn trong Yoast SEO hay cấu hình tùy chọn theo các tab menu của Yoast SEO.
Cấu hình Yoast SEO theo các bước có sẵn
Bước 1: Tình trạng website (Environment)
Trong phần này có 2 tùy chọn để bạn cấu hình
- Tùy chọn A: dành cho website đã hoàn thành và sẵn sàng để Google lập chỉ mục.
- Tùy chọn B: khi website của bạn đang xây dựng và chưa muốn lập chỉ mục.
Bạn chọn phương án nào phù hợp với website của bạn. Sau đó nhấn Tiếp theo (Next) để sang phần tiếp theo.
Bước 2: Loại website
Trong bước này bạn chọn loại website bạn muốn thiết kế. Giả sử như là một trang Blog, cửa hàng online, hay kênh tin tức…
Nhấn Next để tiếp tục.
Bước 3: Thông tin về chủ website
Website của bạn đại diện cho công ty hay cá nhân bạn. Bạn sẽ chọn thông tin về họ tên hoặc tên doanh nghiệp, cũng như chọn ảnh đại diện.
Nhấn Next để tiếp tục.
Bước 4: Hiển thị với công cụ tìm kiếm
Phần này rất quan trọng với SEO, tại đây nó sẽ hỏi bạn có muốn cho hiển thị các loại bài viết (Post) và trang (Page) Trang đích, Mẫu của bạn với Google Search Engine hay không.
Tại đây bạn nên để mặc định, hoặc có thể chọn Yes cho tất cả.
Nhấn Next để tiếp tục.
Bước 5: Website nhiều tác giả
Trường hợp website do 1 mình bạn viết nội dung thì chọn “Không”. Nhưng nếu có nhiều người cùng tham gia, thì chọn “Có”.
Tại vì WordPress sẽ tạo trang Author, ngay cả khi chỉ 1 tác giả (chính là bạn). Trường hợp bạn viết Blog thì nội dung trang Blog, sẽ có cùng các bài viết với trang tác giả. Khi đó bị mắc lỗi trùng lặp nội dung – điều này không tối ưu cho SEO.
Trường hợp chọn chỉ 1 tác giả, thì Yoast sẽ để thuộc tính “noindex” để trang này không lập chỉ mục. Như vậy sẽ không bị lỗi trùng lặp trang blog có một tác giả.
Nhấn Next để tiếp tục.
Bước 6: Cài đặt tiêu đề
Phần này bạn nhập tiêu đề (Title) website của bạn, bằng cách nhập vào ô Tên website.
Tiếp đó là chọn các dấu phân cách (separator) sẽ được sử dụng tự động để ngăn cách các thành phần trong tiêu đề website. Các dấu này gồm dấu trừ, gạch ngang, dấu hai chấm, dấu sao…
Ví dụ: https://webaoe.com/thiet-ke-website/
Nhấn Next để tiếp tục.
Bước 7: Giúp chúng tôi cải thiện Yoast SEO
Trường hợp bạn muốn nhận bản tin định kỳ của Yoast SEO thì bạn nhập địa chỉ email rồi nhấn SIGN UP!
Còn nếu không thì nhấn NEXT để chuyển sang phần tiếp.
Phần tiếp là các Video hướng dẫn, bạn có thể bỏ qua và nhấn NEXT để tiếp tục.
Nhấn NEXT để chuyển sang màn hình cuối cùng.
Cấu hình SEO Yoast thành công
Cấu hình Yoast SEO theo các tab menu
Tổng quan – Yoast SEO
Chính là màn hình chính khi bạn vào Yoast SEO là như vậy. Và trong này có 4 tab:
Tổng quan (Dashboard): gồm cấu hình SEO ban đầu. Sau đó là danh sách các vấn đề tồn tại và các thông báo (nếu có). Khi bạn sử dụng Yoast SEO thì nên chú ý đến phần này.
Tính năng (Features): Yoast SEO có rất nhiều chức năng và bạn có thể bật tắt các tính năng đó. Tuy nhiên để chắc ăn (mà chưa hiểu rõ), bạn có thể bật tất cả là xong.
Bạn có thể tùy chỉnh các chức năng đó nhưng nên bật ít nhất 3 tính năng sau: Phân tích SEO, Phân tích khả năng dễ đọc, Sơ đồ trang XML.
Những tích hợp: Yoast SEO có thể tích hợp với các ứng dụng của bên thứ ba. Tuy nhiên chủ yếu có 3 lại là SEMrush, Ryte, Zapier integration.
Webmaster Tools: mã xác nhận các công cụ quản trị website của Baidu, Bing, Google, Yandex. Theo quan điểm của tôi thì chỉ cần nhập xác nhận của Google là ổn. Trường hợp chưa có bạn cứ để trống, sau này sẽ nhập sau cũng được.
Hiển thị khi tìm kiếm (Search Appearance)
Tổng quan (General)
Tab này chủ yếu liên quan đến tối ưu nội dung website của bạn. Bởi nó cho cấu hình các tùy chọn cho tiêu đề (Title) và thẻ meta áp dụng tự động cho các trang.
Tab tổng quan cho phép bạn sửa các thông tin sau:
Dấu ngăn cách tiêu đề (Title separator): chọn dấu ngăn cách các thành phần trong tiêu đề, có thể bằng dấu gạch ngang (-), dấu tròn (.), dấu gạch dọc (|). Bạn cứ để mặc định là dấu (-) là được.
Trang chủ (Homepage): bạn thêm nội dung cho Title và Meta Description của Trang chủ.
Knowledge Graph & Schema.org: là mục thiết lập nâng cao đến dữ liệu có cấu trúc và Schema. Trường hợp bạn chưa hiểu bạn có thể bỏ qua. Sau này bạn hiểu bạn có thể bổ sung các loại dữ liệu sau.
Loại nội dung (Content Types)
Bạn có thể thiết lập mẫu tự động cho các thẻ Title và Meta description. Tuy nhiên Yoast SEO khá linh hoạt, bạn có thể tạo lại nội dung trong từng trang bài viết.
Mục này đây chỉ cấu hình mẫu mặc định, để tự động sử dụng. Khi đó nếu bạn chưa tạo nội dung thì Yoast SEO hỗ trợ sinh ra nội dung tương ứng. Từ đó tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo những phần tối ưu cơ bản.
Thực tế bạn thiết lập tùy chọn cho Bài viết (post), Trang (page). Tuy nhiên đối với mỗi giao diện website wordpress sẽ có cấu hình của thêm đó.
Ví dụ: khi website bạn là tin tức thì trong phần Content Types không có phần sản phẩm. Nhưng khi bạn cài thêm tính năng sản phẩm cho website thì ở mục này nó sẽ tạo ra trang sản phẩm.
Cài đặt chi tiết bài viết URL: bạn nên chọn Có để “Hiển thị Bài viết trong kết quả tìm kiếm”. Trường hợp chọn không thì hệ thống sẽ tự động chèn noindex vào thẻ meta robots, đồng thời URL của trang sẽ được loại trừ khỏi sitemaps, ẩn Date in Google Preview, và cho hiện Yoast SEO Meta Box.
SEO title: Theo mặc định đã có sẵn và bạn có thể dùng được. Tuy nhiên bạn hiểu sâu hơn thì có thể 1 hoặc nhiều thành phần như: Title, Page, Separate, Site title.
Meta description: Mặc định là không có gì, bởi khi cấu hình tự động thì không sát với nội dung bài viết. Nó chỉ gồm các phần tên website, tiêu đề, chuyên mục chính, dấu phân cách. Phần này thường nhập tay trong khi xây dựng bài viết
Media
Bạn nên để mặc định là Yes, từ đó hệ thống chuyển tiếp đường dẫn đính kèm thẳng tới file đính kèm.
Khi bạn đăng bài, WordPress sẽ tạo trang mới cho mỗi file media bạn tải lên (như hình ảnh, video). Những trang này có rất ít nội dung ngoài file media. Những trang này có nội dung nghèo nàn (thin content) và không có lợi cho SEO.
Từ đó Yoast SEO đưa ra giải pháp này để khắc phục nhược điểm này.
Nguyên tắc phân loại (Taxonomies)
Cho phép bạn cấu hình các kiểu phân loại có được lập chỉ mục (index). Hay có hiển thị trong trang kết quả tìm kiếm google hay không. Trường hợp chọn không, thì các trang này sẽ chứa noindex robots meta và sẽ loại trừ khỏi tệp sitemaps.xml của website.
- Chuyên mục (category): cấu hình “có” hiển thị chuyên mục trong kết quả tìm kiếm google và SEO title mẫu gồm: Term title, Archives, Page, Separate, Site Title (lưu ý dấu phẩy ngăn các thành phần sẽ được thay bằng dấu %% khi nhập vào) và để trống Meta Description.
- Thẻ (post_tag): chọn “Có” hiển thị
Format (post_format): chọn “Đã kích hoạt” và Không hiển thị Format trong kết quả tìm kiếm. SEO title và Meta description: tương tự như phần Chuyên mục phía trên. - Danh mục sản phẩm (product_cat), Từ khóa sản phẩm (product_tag), Product shipping classes: chọn “Có” hiển thị Danh mục sản phẩm, SEO title và Meta description: tương tự như phần Chuyên mục phía trên.
- Đường dẫn danh mục: chọn “Gỡ bỏ” hay “giữ lại” các cụm từ trung gian kiểu như /category/ của URL của các trang (trừ các trang chuyên mục). Phần này thì tùy thuộc vào kế hoạch tối ưu nội dung của bạn
Lưu trữ (Archives)
Thiết lập Lưu trữ: bạn cấu hình “Đã kích hoạt” và chú ý hiển thị lưu trữ theo tác giả trong kết quả tìm kiếm chọn “Có” (nếu chỉ 1 mình bạn viết nội dung cho website). Và nên để “Không” đối với hiển thị lưu trữ cho tác giả không có bài viết trong kết quả tìm kiếm?. SEO title và Meta description tạm bỏ trống.
Thiết lập Lưu trữ theo thời gian và trang đặc biệt: bạn cứ để theo mặc định. Khi bạn có kế hoạch cấu hình chi tiết hơn thì cập nhật thêm.
Đường dẫn (Breadcrumbs)
Cấu hình “Đã kích hoạt” cho phép hiển thị đường dẫn kiểu Breadcrumb trên các trang. Những nội dung chi tiết bạn có thể để như mặc định.
RSS
Mục này cho phép bạn thiết lập RSS Feed để tự động thêm nội dung vào RSS của bạn. Trong bước cấu hình này, tính năng này giờ đây không quan trọng, nên bạn chỉ cần để nguyên như mặc định.
Mạng xã hội (Social)
Trong tab này, bạn cấu hình để tích hợp các nền tảng xã hội như Facebook, Twitter, Youtube… vào website. Qua đó, các cỗ máy tìm kiếm sẽ biết được trang mạng xã hội nào được liên kết với website.
Gồm có 4 Tab cần cấu hình như:
- Tài khoản: tab này bạn nhập đường dẫn các tài khoản mạng xã hội mình có các ô tương thích.
- Facebook: Thêm dữ liệu meta Open Graph, cấu hình “Đã kích hoạt”, nhập Facebook App ID, và ảnh đại diện. Tính năng này cho phép Facebook và các mạng xã hội tạo bản xem trước (gồm ảnh đại diện, trích đoạn văn bản) khi ai đó chia sẻ 1 đường dẫn trên website của bạn.
- Twitter: giống như Tab Facebook ở trên.
- Pinterest: cũng giống như trên, nhưng bạn cần xác nhận website của bạn với Pinterest.
Công cụ (Tools)
Tab này gồm các công cụ để bạn thiết lập nâng cao. Khi mới thiết kế web, website có thể chưa cần. Tuy nhiên khi website hoạt động thì bạn nên tìm hiểu Yoast SEO là gì?. Công cụ này có các tính năng sau:
- Nhập và Xuất (Import and Export): Chức này giúp bạn xuất/nhập các thiết lập về SEO. Có thể là 1 plugin khác nào đó thì có thể dùng công cụ này để nhập các tùy chọn vào website. Mặt khác, bạn cũng có thể xuất tùy chọn Yoast SEO ở đây để nhập cho website WordPress khác.
- Trình chỉnh sửa tập tin (File editor): Tại đây bạn có thể truy cập và sửa chữa 2 tập tin quan trọng trong SEO. Đó là robots.txt và .htaccess (nếu có).
- Soạn thảo hàng loạt (Bulk editor): Công cụ này tiện lợi khi bạn muốn thay đổi hàng loạt tiêu đề (Title) và mô tả (Description) cho nhiều bài viết và trang. Nó có 2 Tab tương ứng, bạn nhấp vào đó và thay đổi nội dung theo ý mình rồi ghi lại.
- Bộ đếm các liên kết (Text link counter): Chức năng đếm số lượng liên kết nội bộ thuộc 2 nhóm: số lượng link nội bộ từ 1 trang đến trang khác và số lượng link đến 1 trang từ những trang khác trên cùng website. Khi vào menu Bài viết (Posts) hoặc Trang (Page), bạn sẽ nhìn thấy 2 cột (hình mũi tên hướng ra, vào) thể hiện 2 loại link này của mỗi trang hoặc bài viết.
Đối với Bản yoast seo có phí (Go Premium)
Tab này giúp bạn lựa chọn nâng cấp bản miễn phí (Free) lên bản trả phí (Premium). Mức phí hiện là 89 usd/website.
Khi bạn nâng cấp bản premium rồi nó sẽ có những chức năng sau:
Chuyển hướng (Redirects)
Tab này, có thể cấu hình để tạo chuyển hướng từ đường dẫn cũ sang đường dẫn mới. Từ đó làm tăng trải nghiệm người dùng, khi họ nhấp vào những đường link trước đây đã từng tồn tại những trang tương ứng đã bị xóa hoặc thay đổi đường dẫn.
Trong chức năng chuyển hướng thì có rất nhiều loại. Bạn có thể tạo các chuyển hướng Regular Expression (khá khó thực hiện). Các dạng chuyển hướng tùy chọn tương ứng với mã trạng thái như:
- 301 Chuyển hướng vĩnh viễn (Moved Permanently).
- 302 Chuyển hướng tạm thời (bản dịch là “Tìm thấy”- Found có vẻ chưa chính xác lắm).
- 307 Chuyển hướng tạm thời (Temporary Redirect).
- 410 Nội dung đã xóa (Content Deleted).
- 451 Không tồn tại vì lý do pháp lý (Unavailable For Legal Reasons).
Cách sử dụng Yoast SEO hiệu quả trong tối ưu nội dung
Để tối ưu một bài viết trên website wordpress sau khi đã cài đặt và cấu hình xong Yoast SEO là gì sẽ không khó bạn à. Bạn chỉ cần nắm những tiêu chí cơ bản sau đây là bạn đã hoàn thành tốt rồi đó.
Yoast SEO sẽ tối ưu được với tất cả các trang như: trang (page), bài viết (post), chuyên mục (category)… mình gọi chung là là “bài viết”.
Ở phía dưới nội dung bài viết, chúng ta thấy phần Yoast SEO. Ở đó, sẽ có mũi tên liệt kê các tính năng như sau:
Google Preview
Mục này hiển thị nội dung xem trước bài viết trông thế nào trên trang kết quả tìm kiếm (SERP). Gồm cả 2 bản: giao diện mobile và máy tính để bàn. Các thông tin sẽ gồm: Url, Title, Meta description, ảnh đại diện.
Tiếp theo là phần bổ sung chỉnh sửa nội dung, thì chỉ việc nhấn vào nút sửa cập nhật.
Phân tích SEO (Analysis)
Mục này là tính năng phân tích cấu trúc và nội dung bài viết tự động của Yoast. Nó đánh giá các yếu tố SEO quan trọng, và đưa ra kết quả. Nếu thấy chưa tối ưu, nó sẽ đưa ra đề xuất để bạn có thể cải thiện hoặc khắc phục.
Trong bản Yoast SEO miễn phí
- Từ khóa chính xuất hiện ở những vị trí chính hay chưa.
- ví dụ: từ khóa “yoast seo là gì” đã có trong thẻ title, meta description, đoạn cuối đường dẫn (slug), thẻ tiêu đề Heading (1-2 lần), trong đường link, thẻ Alt của ảnh… Khi bạn đưa từ khóa chính vào các mục trên thì bạn đã tối ưu một nửa phần rồi đó.
- Phân bổ cụm từ khóa: từ khóa chính đã được phân bố đều hay chưa, các từ khóa đồng nghĩa hoặc liên quan đã có chưa.
- Đường dẫn ra ngoài (Outbound link), đường dẫn nội bộ (Internal link): đã thêm vào nội dung để tối ưu SEO OffPage hay chưa.
- Thuộc tính Alt của ảnh có đủ text chưa và văn bản đó mô tả tốt hình ảnh hay chưa.
- v.v…
Trong bản Yoast SEO Premium, thì có thêm 1 số tính năng như:
- Cụm từ khóa có liên quan: bổ sung thêm các từ khóa đồng nghĩa với từ khóa chính. Chẳng hạn với từ khóa chính là “thiết kế website”, thì từ đồng nghĩa có thể là: thiết kế web, xây dựng website..
- Thêm từ khóa liên quan: bạn có thể liệt kê thêm các cụm từ khóa có liên quan (chứ không phải đồng nghĩa) đến từ khóa chính (LSI). Chẳng hạn với từ khóa của bài viết này “Yoast SEO là gì?” thì sẽ có các từ liên quan như: SEO website, hướng dẫn seo wordpress…
- Nội dung quan trọng (Cornerstone Content): cho phép đánh dấu 1 vài bài viết nào đó là chủ chốt của website. Khi đó Yoast SEO sẽ nâng cao tiêu chuẩn đánh giá để đảm bảo tính tối ưu nhất. Khi đó trong phần SEO Analysis (đã nêu trên), sẽ thể hiện rõ yêu cầu cao.
- Nâng cao: phần này chọn cho phép công cụ tìm kiếm lập chỉ mục (index), theo dõi liên kết trên bài viết (follow), cấu hình nâng cao cho thẻ meta robots, cấu hình Canonical URL mà trang này nên trỏ tới.
Phân tích tính dễ đọc (Readability)
Tính năng dễ đọc nằm trong Tab thứ 2 (trong mục Phân tích SEO Analysis). Nó sẽ đánh giá và đưa ra gợi ý giúp bài viết trở nên dễ đọc hơn, tối ưu với trải nghiệm người dùng.
Tuy nhiên, cách đánh giá của Yoast SEO đối với tiếng Việt có những hạn chế so với tiếng Anh.
Bạn có thể áp dụng một số quy tắc sau để cải thiện tính dễ đọc của bài viết nhé:
- Sử dụng các tiêu đề phụ (subHeading) từ Heading 1 đến Heading 6 trong nội dung bài viết. Cân đối sử dụng các tiêu đề phụ giúp bố bài viết thành những phần nhỏ hơn với chủ đề riêng (cho dễ hiểu khi đọc lướt).
- Đoạn văn (paragraph) nên ngắn gọn xúc tích, dài quá làm cho người đọc thấy ngại. Kinh nghiệm của mình thường chỉ để tối đa 2-3 dòng cho mỗi đoạn.
- Câu văn không nên dài quá, câu càng dài người dùng càng khó đọc lướt. Bởi người dùng cần hiểu được ngữ nghĩa của đoạn văn trong bộ nhớ của mình. Yoast đưa ra độ dài câu dưới 20 đối với tiếng Anh, nhưng tiếng Việt thì hơn kém một chút cũng được.
- Các từ nối (transition words) sử dụng hợp lý và đúng chỗ làm đoạn văn trở nên sinh động. Ví dụ: những từ như: nhưng, bởi vì, tuy vậy… làm người đọc dễ hình dung các ý liên kết với nhau. Ngoài ra, từ các từ nối người đọc có thể đoán được ý tiếp theo.
- Yoast có kiểm tra đánh giá tiêu chí “câu bị động sử dụng nhiều trong tiếng Anh”. Nhưng trong tiếng Việt, nó không quan trọng lắm, bạn cứ đọc nghe xuôi tai là được.
Cấu trúc có dữ liệu (Schema)
Đây là Tab thứ 3 nơi bạn thiết lập các cấu hình cấu trúc có dữ liệu. Tab này chỉ có khi bạn cài thêm plugin schema cho website của mình.
Nó có hai phần cho các trang và các loại danh mục. Thường với những bài viết thì bạn cứ để mặc định. Còn nếu bạn muốn cấu hình nâng cao thì nên tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng.
Mạng xã hội (Social)
Đây là Tab thứ 4 nơi bạn thiết lập các tài khoản mạng xã hội của mình. Bạn chỉ cần điền URL của Facebook, Twitter, Instagram của mình là được.
Tóm tắt
Hy vọng qua bài này mình đã chia sẻ Yoast SEO là gì, cách cài đặt và cấu hình để phục vụ tối ưu hóa website tốt nhất. Và quan trọng là quá trình sử dụng khá chi tiết và bạn có thể áp dụng. Thực tế mình viết 1 bài thật hoàn chỉnh và làm hết các tiêu chí Yoast SEO là bạn nhớ được ngay ấy mà.
Xin cảm ơn các Anh/Chị đã tham khảo bài viết Yoast SEO là gì của Webaoe. Nếu có chỗ nào còn thiếu sót, xin các Anh/Chị góp ý ở phía dưới để hoàn thiện bài viết hơn.