Hosting website có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng website. Mình ví như hosting như mảnh đất còn website như ngôi nhà của bạn. Do đó khi thiết kế website không thể không xem xét đến hosting.
Hosting website dùng để làm gì?
Hosting website có dung lượng lưu trữ dữ liệu file của trang web. Từ những file dữ liệu đó (code) website, ứng dụng, email… sẽ chạy trên không gian internet.
Dịch vụ cung cấp hosting chịu trách nhiệm về hoạt động của hosting. Hosting phải luôn luôn kết nối internet, truyền tải dữ liệu từ hosting đến người dùng.
Hoạt động của hosting diễn ra như thế nào?
Đối với nhà cung cấp hosting cho website
Các nhà cung cấp dịch vụ hosting chuẩn bị các gói hosting tùy theo nhu cầu người dùng. Hosting được tạo ra từ các máy chủ vật lý (server).
Nhà cung cấp sẽ tạo ra các hosting phù hợp với các trang web như: bán hàng, giới thiệu, tin tức… Người dùng sẽ tính toán trang web của mình cần hosting nào phù hợp từ nhà cung cấp.
Đối với người dùng
Người dùng truy cập hosting từ thông tin nhà cung cấp gửi đến như: FTP hay IP hosting. Sau đó có thể upload các files dữ liệu (thường là code web) lên hosting. Sau đó kết hợp với tên miền (domain) để chạy website
Trong quá trình sử dụng khi có phát sinh như: lượng truy cập lớn, cần nhiều dung lượng chứa dữ liệu… Người dùng có thể nâng cấp, mở rộng gói hosting của mình.
Những loại hosting thông dụng cho website hiện nay
Với nhiều nhu cầu của khách hàng, hiện nay có nhiều loại hosting khác nhau. Sau đây là một số loại hosting phổ biến nhất.
Shared Hosting
Shared Hosting là dịch vụ lưu trữ website. Ở đó có rất nhiều web hosting được kết nối với hệ thống internet. Shared Hosting được chia nhỏ ra từ các Reseller Hosting.
Server vật lý sẽ chia sẻ các tài nguyên cho các Shared Hosting. Và hệ điều hành website, code, data… sẽ nằm trên máy chủ vật lý này.
Ưu điểm
Tiết kiệm chi phí
Việc dùng Shared Hosting có mức chi phí rẻ hơn so với các dịch vụ khác. Vì tổng chi phí cho việc duy trì máy chủ được phân bổ trên nhiều người dùng.
Quản lý dễ dàng
Khi quản lý Shared Hosting bạn sẽ không gặp nhiều khó khăn. Bởi nó không đòi hỏi nhiều loại kiến thức chuyên sâu về hệ thống.
Nhược điểm
- Cấu hình Shared Hosting không cao và bị giới hạn về dung lượng.
- Tính bảo mật không cao, dễ bị tấn công cục bộ. Do có quá nhiều người dùng trên một máy chủ.
- Website có thể chạy chậm lại khi có lượng truy cập cao. Bởi tài nguyên trên máy chủ phân bổ không đồng đều.
Hosting WordPress
Hosting WordPress là dạng khác của shared hosting, Hosting WordPress được xây dựng dành riêng cho website WordPress. Máy chủ được xây dựng với cấu hình riêng, có các bảng điều khiển dành cho người quản trị Hosting.
Người dùng sử dụng dịch vụ hosting với bảng điều khiển DirectAdmin và cPanel. Từ bảng điều khiển sẽ xây dựng hệ thống website của mình trên nền tảng WordPress.
Ưu điểm Hosting WordPress
- Hosting WordPress sử dụng dễ dàng.
- Hệ thống WordPress plugins và theme được tiến hành cài đặt sẵn.
- Hiệu năng sử dụng tốt cho website WordPress.
- Mức chi phí thấp.
Nhược điểm Hosting WordPress
- Chỉ chuyên dùng cho website WordPress.
Cloud Hosting
Cloud Hosting là dịch vụ hosting vận hành trên nền tảng điện toán đám mây. Hệ thống này cho phép bạn đặt website lên vùng đám mây. Với việc dùng công nghệ ảo hóa từ VPS Hosting. Cloud Hosting có thể gộp nhiều tài nguyên từ các máy chủ vật lý.
Ưu điểm Cloud Hosting
- Tài nguyên cung cấp gần như vô hạn.
- Dùng Cloud Hosting có thể là giải pháp tân tiến hơn so với VPS Hosting.
- Website của bạn không bị ảnh hưởng nếu máy chủ hỏng hay có lỗi.
- Tùy theo tải lượng của website mà tài nguyên sẽ được phân phối phù hợp.
- Phương thức thanh toán dựa vào mức độ sử dụng.
Nhược điểm Cloud Hosting
- Người dùng không theo dõi và quản lý chi phí.
- Không có quyền root.
- Người dùng cần có kiến thức, kỹ năng quản trị máy chủ ảo.
VPS Hosting (Virtual Private Server)
VPS Hosting là giải pháp kết hợp giữa dedicated hosting và shared hosting. Khi đó máy chủ vật lý sẽ được cài đặt ứng dụng ảo để tạo ra nhiều server ảo.
Loại VPS hosting vẫn dùng chung với nhau. Tuy nhiên nhà cung cấp sẽ tiến hành lập máy chủ vật lý có cấu hình tốt dành riêng cho bạn.
Ưu điểm của VPS Hosting
- Nâng cấp dễ dàng.
- Có cấu hình máy chủ riêng với mức giá thấp. Bởi dùng máy chủ ảo nên không phải mua hẳn máy chủ vật lý.
- Khả năng chịu được lượng truy cập lớn từ website. Nhưng không làm ảnh hưởng tới hiệu năng của các máy chủ khác.
- Khả năng tùy biến cao.
Nhược điểm VPS Hosting
- Bạn cần trang bị kiến thức và kỹ thuật quản trị server.
- VPS Hosting có chi phí cao hơn các hosting khác.
Máy chủ vật lý (Dedicated Server)
Được xây dựng dành riêng cho người dùng về dữ liệu và tài nguyên. Do đó làm cho người sử dụng toàn quyền quyết định đối với server. Cài đặt môi trường hosting riêng cho mục đích sử dụng.
Ưu điểm Dedicated Server Hosting
- Khả năng bảo mật cao.
- Người dùng kiểm soát toàn quyền đối với server.
- Toàn quyền quản trị root.
- Tài nguyên được xây dựng dành riêng cho bạn mà không chia sẻ cho bất kỳ ai.
Nhược điểm Dedicated Server Hosting
- Mức chi phí chi trả khá cao.
- Yêu cầu kiến thức, kỹ năng chuyên sâu trong việc quản trị server.
Những thông số bạn cần quan tâm khi mua hosting cho website
Khi bạn biết hosting dùng để làm gì và như thế nào. Bạn nên hiểu rõ các thông số để mua hosting tối ưu nhất với mục đích của bạn.
CPU
Là thông số cấu hình hosting đánh giá hiệu suất của Hosting. Thông số này ngưỡng thấp nhất là 1/1, website load khá chậm. Thông thường các nhà cung cấp sẽ chia ra nhiều gói với CPU dao động từ 100% – 400%.
Hosting dùng ổ cứng HDD hay SSD
Ổ cứng HDD và SSD là thành phần quan trọng của hosting. Ổ cứng HDD là loại ổ cứng kiểu cũ dữ liệu được ghi lên các phiến đĩa (gọi là platter). Còn ổ SSD là loại ổ cứng kiểu mới dữ liệu được lưu trữ trên các con Chip bộ nhớ flash kết hợp với nhau.
Các chuyên gia cho rằng, để truy cập website diễn ra nhanh hơn thì nên dùng ổ cứng SSD. Do đó chi phí sử dụng SSD sẽ cao hơn so với HDD.
Mời bạn xem thêm: Web 3.0 là gì? Những điểm vượt trội của Web 3.0 với các nền tảng cũ
Dung lượng lưu trữ
Dung lượng lưu trữ (website space) là dung lượng hosting của bạn được dùng. Đơn vị được tính ở mỗi hosting thường được tính theo MB hay GB.
Với các hosting website tin tức thì có thể sử dụng dung lượng 1GB. Còn với những hosting website bán hàng thì nên sử dụng từ 3-5 GB.
Để sử dụng tối ưu hosting của bạn, bạn nên nén ảnh xuống thấp nhất bằng tinypng. Và nếu có video bạn nên tải lên youtube sau đó đưa lên website.
Memory Ram
Thông số tương tự như máy tính chúng ta hay dùng. Thông thường các gói Hosting nào cũng có chỉ số Ram. Hosting có thể dùng chung Ram hay dùng Ram riêng. Chỉ số càng cao thì website truy cập nhanh và ổn định.
Băng thông (bandwidth)
Băng thông là lưu lượng up lên và tải xuống khi website hoạt động. Ngày nay hosting thường có mức băng thông lớn và rất ít trường hợp dùng đến giới hạn về băng thông.
Chứng chỉ SSL
SSL là giao thức mã hóa thông tin trên đường đi từ thiết bị của người dùng đến Hosting.
Thông thường nhà cung cấp lớn luôn cài sẵn SSL miễn phí Let’s Encrypt trên các gói Hosting. Tuy nhiên Chứng chỉ SSL DST Root CA X3 đã hết hạn 30-09-2021 và những website dùng chứng chỉ này sẽ hết được bảo mật.
Để bạn yên tâm về bảo mật cũng như tăng sự chuyên nghiệp cho Website. Bạn nên sắm một con SSL trả phí với đầy đủ chức năng hơn.
Xin cảm ơn các Anh/Chị đã tham khảo bài viết hosting website của Webaoe. Nếu có chỗ nào còn thiếu sót, xin các Anh/Chị góp ý ở phía dưới để hoàn thiện bài viết hơn.